ClockThứ Sáu, 19/01/2018 06:36

Xúc tiến quảng bá du lịch: Cần sản phẩm cụ thể

TTH - Nhiều năm qua, công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Huế chỉ dừng lại quảng bá chung về điểm đến. Cần có thêm những hình thức mới để đưa Huế đến gần hơn với du khách.

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho lái xe du lịchDu lịch Huế: Vẫn lận đận20 doanh nghiệp khảo sát phát triển du lịch Phú Vang, Phú LộcLành mạnh hóa môi trường du lịchHuế tham gia Hội chợ du lịch quốc tế TTM plus - Thái Lan 2017

Xác định hạn chế

Xúc tiến quảng bá luôn là yếu tố đầu tiên trong phát triển du lịch. Xúc tiến cho điểm đến là tìm hiểu thị trường khách, sau đó định hướng những sản phẩm ở Huế để đáp ứng nhu cầu của du khách. Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, ngành du lịch xác định rõ tầm quan trọng của việc xúc tiến quảng bá, nên đây là 1 trong 5 giải pháp chính được ngành đẩy mạnh để thúc đẩy trong năm 2018.

 Doanh nghiệp Huế trao đổi thông tin với các đối tác

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch nhận định, du lịch chẳng khác gì một cô gái có sắc đẹp. Nhưng cô gái có đẹp đến đâu mà chỉ ở trong nhà thì cũng chẳng có ai biết. Du lịch Huế cần “khoe” nhiều hơn và quan trọng là cách khoe như thế nào để đạt hiệu quả trong bối cảnh du khách có quá nhiều sự lựa chọn về điểm đến. Quan trọng là không chỉ mang hình ảnh Huế đến các hội chợ, mà điều cần thiết là chỉ cho khách hàng và đối tác biết các tour, tuyến cụ thể, giá cả bao nhiêu để có sự lựa chọn và doanh nghiệp phải đóng giữ vai trò chủ công.

Lãnh đạo ngành du lịch cho biết, kế hoạch đặt ra trong năm 2018 là triển khai song hành hai hình thức. Thứ nhất, vẫn duy trì những hình thức truyền thống, như tham gia các hội chợ, quảng bá bằng các ấn phẩm, tổ chức và đón các đoàn famtrip, fresstrip đến Huế khảo sát tour tuyến; thứ hai, tăng cường quảng bá bằng áp dụng công nghệ số. Liên kết, phối hợp quảng bá trên các ứng dụng du lịch trực tuyến lớn, đa ngôn ngữ trên website, đẩy mạnh quảng bá trên mạng xã hội...

Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch cho rằng, thời gian qua, trong quá trình xúc tiến quảng bá, ngành nhận thấy hạn chế là khi quảng bá chỉ quảng bá hình ảnh chung về du lịch Huế, những thế mạnh, cảnh quan, con người. Trong khi đó, những sản phẩm, những tour, tuyến cụ thể lại chưa quảng bá tốt, các đối tác hoàn toàn không hay biết. Mặt khác, quảng bá nhưng sự đong đếm về hiệu quả vẫn chưa có, còn khá ôm đồm, chưa xác định  được những thị trường trọng tâm.

Theo ông Trương Thành Minh, trong những hoạt động xúc tiến, quảng bá được triển khai của năm 2017, có hai hoạt động đạt hiệu quả cao, đưa khách về cho Huế bằng những cam kết cụ thể. Trước tiên là ngành đã chủ động gặp gỡ, liên kết với các hãng lữ hành lớn ở hai đầu để có sự phân phối khách về Huế nhiều hơn khi đến Việt Nam du lịch. Thứ hai và cũng là giải pháp đạt hiệu quả ngoài mong đợi là tổ chức đón các đoàn famtrip trong nước và quốc tế đến khảo sát tour tuyến. Các chuyến khảo sát luôn có những buổi tọa đàm và ký kết hợp tác để đưa khách về Huế. Ngoài ra, các nhà làm tour có sự trải nghiệm thực tiễn nên có những đóng góp thiết thực để du lịch Huế thể thay đổi phù hợp với nhu cầu của du khách. Năm 2018, ngành sẽ tập trung tổ chức mời các đoàn famtrip ở hai đầu và một số thị trường khách chính của Huế khảo sát.

Đưa khách về Huế

Tại chuyến khảo sát tour, tuyến ở Huế, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) lữ hành UNESCO góp ý, trong những giải pháp nhằm tăng số lượng khách, quảng bá điểm đến mà các hãng lữ hành ở các thị trường không biết, không phối hợp tổ chức và bán tour thì hiệu quả không cao. Ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, khi muốn “đánh” vào một thị trường khách nào đó thì sẽ tổ chức mời các hãng lữ hành lớn, có uy tín ở các thị trường này sang khảo sát thực tế, sau đó đưa ra một số chính sách để họ về làm tour và bán. Hay khi lữ hành muốn đưa khách Việt Nam đi du lịch thị trường nào đó, thì cũng phải tổ chức đoàn sang các thị trường đó để trải nghiệm và kết nối trước.

Trong năm 2018, ngành du lịch sẽ tập trung xúc tiến quảng bá vào thị trường mới nổi là Hàn Quốc (Trong ảnh khách Hàn Quốc tham quan Đại Nội)

Ông Trương Thành Minh cho biết, đầu tháng 1/2018, ngành du lịch và một số doanh nghiệp đã vào TP. Hồ Chí Minh để đàm phán chính thức sau khi CLB lữ hành UNESCO ra Huế khảo sát vào tháng 12/2017. Tại đây, CLB UNESCO cam kết trong năm 2018 sẵn sàng đưa ra Huế 10-20 ngàn khách đi tour và chắc chắn ở lại qua đêm. Đổi lại Huế phải có những chính sách hỗ trợ. Hiện, phía Huế đang trong quá trình làm việc để thống nhất các chính sách. Cơ bản đã đáp ứng được, dù vậy, có một số chính sách chưa thể khẳng định, nhất là hỗ trợ về vé tham quan di sản.

“Điều quan trọng hơn mà phía các đối tác yêu cầu, chính là chất lượng dịch vụ. Phía đối tác Công ty Lữ hành Apex, chuyên về dòng khách Nhật Bản cam kết sẽ đưa khách về Huế nhưng yêu cầu chất lượng dịch vụ của cơ sở cung cấp. Bởi thế, song song với quảng bá, kết nối, chất lượng dịch vụ sẽ được ngành “rắc” lại trong thời gian đến. Nếu chất lượng không thay đổi, không nâng tầm thì dù quảng bá đến đâu cũng sẽ không hiệu quả, thậm chí làm ảnh hưởng đến uy tín của Huế”,  ông Trương Thành Minh thông tin.

Sở Du lịch cho biết, trong năm 2018 sẽ tập trung quảng bá vào những thị trường truyền thống đang có dấu hiệu chững lại, như Nhật, Úc, Thái Lan; tăng cường quảng bá vào những thị trường đang duy trì ổn định về số lượng, như Pháp, Đức…; đặc biệt, sẽ đẩy mạnh thị trường mới nổi Hàn Quốc. Ông Lê Hữu Minh cho hay, trong năm 2018, sẽ đẩy mạnh hơn liên kết với Đà Nẵng, đầu phân phối khách Hàn Quốc lớn nhất miền Trung. Trong năm qua, khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng rồi ra Huế chỉ chiếm 1/4. Điều thuận lợi là mối liên kết giữa Huế và Đà Nẵng đã có, nhất là doanh nghiệp hai bên có hợp tác thường xuyên.

Về lâu dài, không chỉ riêng ở khâu xúc tiến quảng bá mà cả sự phát triển chung của du lịch Huế, cần có đối tác chiến lược lớn, có những dự án lớn. Những nhà đầu tư này sẽ chủ động xúc tiến quảng bá vào những thị trường khách quan trọng. Khi đó, bài toán kinh phí cho xúc tiến quảng bá được giải quyết rất nhiều, ông Đinh Mạnh Thắng chia sẻ.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top