ClockChủ Nhật, 09/06/2019 20:42

G20 lần đầu tiên xem già hóa là rủi ro toàn cầu

TTH - Ngày 9/6, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu thế giới lần đầu tiên tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế liên quan đến già hóa và tỷ lệ sinh giảm, như sự gia tăng của chi phí chăm sóc sức khỏe, tình trạng thiếu hụt lao động và dịch vụ tài chính cho người cao tuổi.

G20 thống nhất thuế kỹ thuật sốG20 lần đầu tiên thống nhất quy tắc dành cho AI

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 nhóm họp tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản. Ảnh: AFP

Theo đó, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhóm họp tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản được cảnh báo để giải quyết vấn đề này trước khi quá muộn.

Với tư cách là nước chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng, các quốc gia phải sẵn sàng để hành động trước khi già hóa dân số gây áp lực lên nền kinh tế.

Trong một động thái liên quan, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho hay, tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ sinh thấp hơn, nhất là ở các quốc gia giàu có, dẫn đến sự mở rộng nhanh chóng của dân số lớn tuổi ở những nơi như Tây Ban Nha, Italy và Hàn Quốc. Tuy nhiên, xu hướng này không chỉ giới hạn ở các quốc gia giàu có, khi những cường quốc mới nổi như Brazil và Trung Quốc cũng phải đối mặt với "sự thay đổi nhân khẩu học nhanh chóng".

OECD lưu ý, đến năm 2050, thế giới được dự báo ​​sẽ có hơn 2 tỷ cư dân từ 60 tuổi trở lên, nhiều hơn gấp đôi so với năm 2017. Thế nhưng, nhiều nền kinh tế không cập nhật hệ thống lương hưu và việc làm của họ để điều chỉnh theo nhân khẩu học đang thay đổi. Điều này dẫn đến rủi ro tài chính và nợ cho các quốc gia, cũng như các cá nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Hãng tin AFP bên lề hội nghị ở thành phố Fukuoka, Tổng thư ký OECD Jose Angel Gurria nhấn mạnh: "Về cơ bản, có một phần rất lớn của nhân loại đang già đi và sau đó lực lượng lao động đang thu hẹp. Trong đó, G20 nói riêng đang già đi nhanh hơn. Đây là những xu hướng sẽ tiếp tục, và không phải là điều có thể dừng lại lập tức".

Trong khi đó, công nghệ có thể giúp đào tạo người lao động lớn tuổi, cũng như hỗ trợ họ tiếp cận các dịch vụ cần thiết như chăm sóc sức khỏe và quản lý tài chính. Vì vậy, các nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực tài chính cần đi tiên phong, ông Aso nói thêm.

Được biết, các cuộc thảo luận diễn ra trong ngày 9/6 nhằm chuẩn bị nền tảng cho hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 tại Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng này, trong bối cảnh già hóa trở thành một vấn đề ngày càng cấp bách đối với toàn cầu.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda khẳng định: "Hầu hết các quốc gia G20 đã trải qua hoặc sẽ trải qua sự già hóa. Chúng ta cần thảo luận về các vấn đề phát sinh với xã hội già hóa và cách đối phó với chúng".

Như một cách để chống lại các tác động kinh tế, ông Gurria kêu gọi nữ giới và người lao động lớn tuổi đóng vai trò lớn hơn tại nơi làm việc, đồng thời những người trẻ tuổi cần chuẩn bị tốt hơn cho tương lai tài chính của họ.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top