ClockThứ Bảy, 05/06/2021 06:45

Nhiều khó khăn khi tin học trở thành môn học bắt buộc

TTH - Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, tin học sẽ là môn học bắt buộc. Điều này tạo nhiều tác động tích cực đến học sinh trong việc tự học. Tuy nhiên, hiện nay, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ nhân lực giỏi đang là trở ngại lớn để dạy tốt môn học này.

Công nghệ số vào trường học: Bớt việc cho giáo viênĐón đầu những thách thức mới trong đổi mới giáo dục tiểu học

Học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng trong giờ học tin học (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát)

Chương trình dạy lạc hậu

Dịch COVID-19 bùng phát, chương trình dạy và học chuyển qua hình thức online. Đó cũng là lúc gặp phải những rào cản khi rất nhiều học sinh không thạo vi tính. Các em lóng ngóng mãi mới vào được các chương trình cơ bản. Hóa ra, lâu nay bộ môn tin học trong trường học được dạy theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Lý do, đây chỉ là môn tự chọn và là môn phụ nên học sinh học chỉ để… đối phó.

Công nghệ thay đổi như vũ bão thì việc biên soạn chương trình, tài liệu học tin học lại chậm hơn gần thập kỷ. Cụ thể, từ lâu Microsoft đã “khai tử” hệ điều hành Windows Xp cùng bộ Word Office 2003 và giới thiệu nhiều bộ điều hành mới với nhiều tính năng hiện đại, thì chương trình dạy tin học ở các bậc học vẫn bắt học sinh học lại ngôn ngữ lập trình này. Do vẫn duy trì lối mòn “thi gì học nấy” nên các trường học vẫn phải “bám sát” chương trình mà Bộ GD-ĐT quy định. Em Nguyễn Văn Thành, học sinh Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cho rằng, em rất thích môn tin học nhưng lại học ngôn ngữ lập trình quá cũ, không thể ứng dụng vào thực tiễn nên em chỉ học cho có.

Tin học không giống các bộ môn khác, luôn đòi hỏi đổi mới, cập nhật và sự mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo. Vì thế, không thể biên soạn chương trình cố định mà nên biên soạn theo modun như tin học căn bản, Windows, soạn thảo văn bản, ngôn ngữ lập trình, modun internet… Khó khăn chung là thiếu điều kiện để trang bị phòng máy vi tính hiện đại, kết nối mạng internet nội bộ đủ mạnh, thiếu giáo viên tin học giỏi… Nhiều trường còn khó khăn về cơ sở vật chất đang phải sử dụng máy vi tính cũ, cấu hình thấp, chạy hệ điều hành cũ.

Lo thiếu máy vi tính

Phần lớn các trường trên địa bàn TP. Huế đều đang thiếu máy vi tính phục vụ cho bộ môn tin học. Nhìn chung, mỗi trường đều thiếu ít nhất từ 10 đến 15 máy vi tính. Chưa kể, những máy đang hoạt động có cấu hình thấp, chạy rất chậm, hay tắt máy giữa chừng ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Cũng do thiếu máy nên không ít trường khá “đau đầu” khi xếp lịch học để các tiết thực hành tin học không bị chồng chéo, trùng lắp giữa các lớp. Trước mắt, các trường chỉ còn cách bố trí hai em học trên một máy vi tính, hoặc một lớp chia thành hai nhóm mới có đủ máy để học.

Học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng trong giờ học tin học (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do số học sinh ra lớp ở cấp trung học cơ sở ngày càng tăng. Hầu hết máy vi tính tại các trường đều đã hết niên hạn sử dụng (trên 5 năm) nhưng nhiều trường chưa được nâng cấp hay thay mới kịp thời. Chưa kể, có nhiều máy vi tính đã được trang cấp hơn 10 năm và được nhà trường nâng cấp theo kiểu “chắp vá” nên nhanh chóng xuống cấp.Vấn đề thiếu máy vi tính trầm trọng ở các trường học hiện nay, nhiều trường cho rằng họ đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”. Hội phụ huynh và một số nhà hảo tâm muốn hỗ trợ các trường một số máy vi tính, song không được phép nhận vì sợ lạm thu. Những năm gần đây, các trường được trang cấp máy vi tính theo những gói thầu của tỉnh với hàng trăm máy vi tính về các trường học, song vẫn như “muối bỏ bể” khi nhu cầu của các trường lên đến con số hàng ngàn.

Để khắc phục độ vênh, nhiều trường phổ thông đã linh hoạt đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị máy tính có cấu hình đời mới, cập nhật, cài đặt chương trình, phần mềm tiện ích, hiện đại hơn. Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng Ngô Đức Thức cho hay: Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo hướng tích cực, học nhóm, học theo đề án… nhà trường chủ động cập nhật kiến thức mới về công nghệ thông tin, cài đặt ngôn ngữ lập trình có nhiều ứng dụng, phiên bản mới với nhiều tiện ích, hướng dẫn học sinh lập trang web, sử dụng Powerpoint, trang bị thêm kỹ năng về photoshop…”.  Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng cho rằng, những giải pháp đổi mới dạy học môn tin học và “tự cứu mình” này chỉ là giải pháp tình thế.

Cần đầu tư hạ tầng bài bản

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học 2022-2023, môn tin học và công nghệ sẽ là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/lớp/năm học. Nguyện vọng của nhiều trường là muốn được xã hội hóa để trang cấp thiết bị máy vi tính trong trường học. Vấn đề là phải đúng quy định, tránh tình trạng biến tướng qua hình thức khác dẫn đến tình trạng lạm thu tự phát. Ngành giáo dục phải đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin thích ứng với việc dạy và học theo hướng tích cực, sáng tạo.

Theo các giáo viên dạy tin học, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin thay đổi liên tục và từng trường học không thể đầu tư mua riêng lẻ hoặc chạy theo một mình. Trước mắt, cần cập nhật, điều chỉnh chương trình giảng dạy môn tin học, cung cấp tài liệu, phần mềm mới, hiện đại, phù hợp với thực tế và đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. Hơn nữa, ngoài tăng biên chế giáo viên dạy tin học cho trường học, cần bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho đội ngũ này để họ cập nhật kiến thức, phiên bản mới về công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giảng dạy. Bộ GD-ĐT nên thay đổi hình thức thi lấy chứng chỉ bậc THCS và THPT và khuyến khích học sinh học theo hướng mở, học suốt đời để nâng cao trình độ, kiến thức, ứng dụng mềm dẻo vào thực tiễn công việc, đời sống.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tăng tốc ôn tập cho học sinh

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 diễn ra. Giai đoạn này, nhiều trường học tại Nghệ An đã và đang tổ chức dạy học ca 3, phụ đạo “chống trượt”, mở cửa lớp buổi tối hỗ trợ học sinh miễn phí nhằm hướng tới kết quả cao nhất cho các em.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Tăng tốc ôn tập cho học sinh
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên

Thời gian qua, khởi nghiệp đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, địa phương. Trong đó, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên là một chương trình có ý nghĩa khoa học và xã hội to lớn, là sân chơi trí tuệ rộng mở để khẳng định, tôn vinh sức sáng tạo, thành quả của học sinh, sinh viên.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên
Tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT phù hợp đối tượng học sinh

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29/6 với hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi. Hiện nay, bên cạnh công tác chuẩn bị các điều kiện tổ chức, các địa phương, cơ sở giáo dục tăng cường giải pháp ôn thi giai đoạn cuối phù hợp từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em nắm vững kiến thức, kỹ năng làm bài, vững tâm tham dự kỳ thi đạt kết quả.

Tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT phù hợp đối tượng học sinh
Return to top