ClockThứ Bảy, 16/11/2019 14:58

Thỏa sức sáng tạo

TTH - Dạy- học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch đã được đưa vào các tiết mỹ thuật của nhiều trường. Phương pháp này có sức hút đặc biệt với học sinh khi các em thỏa sức sáng tạo cùng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Truyền đam mê hội họaTriển lãm 52 tác phẩm mới của họa sĩ trẻNâng cao năng lực thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ

Tiết học mỹ thuật ngoài trời của học sinh tiểu học TX. Hương Trà

Cô bé Nguyễn Thị Hồng, học sinh Trường tiểu học Dạ Lê (TX. Hương Thủy), háo hức đợi đến giờ học mỹ thuật ở trường. Không chỉ có vẽ tranh, nặn hình mà em làm rất nhiều thứ từ vật dụng có sẵn trong nhà. Em nâng niu những chiếc lá bàng khô để tạo nên một tác phẩm chủ đề “Mẹ và con”.

Hồng bộc bạch: "Từ khi học mỹ thuật theo phương pháp mới, em rất thích trải nghiệm. Mỗi nhóm từ 3 -5 người để tạo nên những sản phẩm gần gũi, sinh động”. Tôi lấy làm ngạc nhiên, vì ngày trước mỗi lần đi học, tiết mỹ thuật đôi khi lại là nỗi ám ảnh của những ai không có hoa tay, thậm chí bố mẹ phải tranh thủ làm giúp để con có sản phẩm chấm điểm. Còn phương pháp dạy - học mỹ thuật Đan Mạch bây giờ thực sự hấp dẫn cả người dạy lẫn người học.

Phương pháp dạy học hiện đại này phát huy tối đa các năng lực của học sinh như năng lực trải nghiệm, năng lực biểu đạt, năng lực phân tích và giải trình, năng lực giao tiếp và đánh giá. Giáo viên chỉ gợi mở đề tài, cách thể hiện, mà không áp đặt theo một khuôn mẫu hay một tác phẩm cụ thể nào.

Nguyên liệu để tạo ra các tác phẩm khá đa dạng, không còn gói gọn trong khuôn khổ giấy màu, bút chì, sáp nặn… Các em có thể tận dụng những vật dụng xung quanh mình như lá, hoa khô, chai lọ,  đá cuội, xốp, bìa carton... Cùng với trí tưởng tượng phong phú, nhiều em sáng tạo ra các tác phẩm độc đáo. Điểm nổi bật của phương pháp dạy-học mỹ thuật Đan Mạch là khi những tác phẩm mỹ thuật ra đời đều rất sống động... Học sinh có thể chạm vào các nhân vật, đồ vật để cảm nhận hết cái hay, cái đẹp, thần thái của những sản phẩm mà mình tạo ra.

Những giờ học mỹ thuật trở nên thú vị hơn khi không gian sáng tạo ỏ mọi lúc, mọi nơi, có thể là sân trường, công viên, khu vui chơi, giải trí, hay bất cứ nơi đâu mà trẻ thích. Theo nhiều giáo viên, phương pháp dạy học mới môn mỹ thuật giúp họ chủ động theo từng nội dung tiết dạy, kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như vẽ biểu cảm, vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, xây dựng cốt truyện…

Phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, tiết học được thực hiện sinh động hơn, tạo cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm và ứng dụng trong học tập và trong cuộc sống. Các em phát triển khả năng sáng tạo, giao tiếp và kỹ năng trình bày sản phẩm trước đám đông. Cái hay của môn học mỹ thuật hiện đại là học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian. Đặc biệt, học sinh có năng khiếu được bộc lộ khả năng, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn mỹ thuật và các môn học khác được nâng cao.

Trong quá trình triển khai vẫn còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, việc bố trí, sắp xếp thời khóa biểu cho bộ môn. Tuy nhiên, các quy trình dạy học đều được xây dựng chung một cấu trúc và đều lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp học sinh có được các khả năng biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh.

Bài, ảnh: PHƯỚC LY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật Femto Lasik

Femto Lasik là phương pháp phẫu thuật xoá cận phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật điều trị cận thị. Đây là phương pháp giúp nhiều người loại bỏ tật cận thị và lấy lại đôi mắt sáng khỏe một cách nhanh chóng và không gây đau đớn.

Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật Femto Lasik
Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Kích thích sáng tạo của học sinh tiểu học

Qua gần 1 năm học triển khai đại trà ở cấp tiểu học, giáo dục STEM lôi cuốn sự hứng thú và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Điều này được khẳng định qua các sản phẩm trưng bày tại ngày hội STEM cấp tiểu học lần đầu tiên được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức vào cuối tháng Tư.

Kích thích sáng tạo của học sinh tiểu học
Return to top