ClockChủ Nhật, 26/04/2020 07:18

Hết dịch chúng con sẽ về

TTH - Không ít câu chuyện cảm động về các chiến sĩ bộ đội gác lại chuyện chăm sóc người thân để làm nhiệm vụ “đặc biệt”, đó là chăm sóc người dân ở khu cách ly.

Lặng thầm sau ngày cách lyTrắng đêm chống dịchĐộng viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại các khu cách ly

Luôn hết lòng chăm sóc người dân khi họ phải cách ly tập trung

Tự hào

Đã một tháng nay, Thượng úy Hồ Văn Thảo (Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới) được tăng cường về phục vụ tại khu cách ly T4 (Trường Nghiệp vụ thuế ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang). Việc “chăm sóc” cha già... của anh đành thông qua chiếc điện thoại. “Buổi chiều nhớ dắt ba ra sân hóng gió, thay đổi không khí, tối nhớ cho ba uống sữa trước khi đi ngủ em nhé…”. Ngày nào điện về nhà, anh Thảo cũng không quên dặn vợ phải làm cái này, cái kia cho ba.

Ba của Thượng úy Thảo là Anh hùng lực lượng vũ trang Hồ A Nun. Vì đau ốm và chịu ảnh hưởng của những vết thương thời chiến nên hiện tại ông Nun không thể tự đi lại và chăm sóc bản thân, mọi sinh hoạt cá nhân thường ngày đều phải nhờ vào con trai và con dâu. Nay anh Thảo phải nhận nhiệm vụ “đặc biệt” không thể về nhà, nên mọi công việc đều phải phó thác lại cho vợ và con nhỏ ở nhà.

Hơn 20 giờ tối, sau khi tạm xong công việc phục vụ bà con, Thượng úy Thảo mới có chút thời gian dành cho bản thân. Việc đầu tiên anh làm là gọi điện về cho gia đình. “Từ ngày anh đi làm tại khu cách ly, ba cũng ngủ muộn hơn vì hôm nào cũng ráng thức để đợi điện thoại của anh… Ba nhớ và lo cho anh lắm, anh đi làm phải thật cẩn thận, nhớ giữ an toàn nhé”, tiếng chị Nguyễn Thị Thủy Lộc, người vợ hiền của anh Thảo dặn dò chồng qua điện thoại.

Lượng công dân ở các khu cách ly đông nên các cán bộ, chiến sĩ luôn phải làm việc hết công suất

“Con cứ yên tâm thực hiện nhiệm vụ và phục vụ bà con thật tốt”, lời nhắn nhủ của ba mẹ đã tiếp thêm động lực cho Trung sĩ Lê Đình Chinh (chiến sĩ Tiểu đoàn Bộ binh 1, Trung đoàn Bộ binh 6, Bộ CHQS tỉnh) hiện đang thực hiện nhiệm vụ ở khu cách ly Khung T4.

Làm việc tại khu cách ly đồng nghĩa với việc phải sống, sinh hoạt như những người đang phải cách ly và tất nhiên là không được về nhà thăm gia đình. Mặc dù vậy, Chinh vẫn luôn thấy thoải mái, vui vẻ với công việc của mình.

Với đội ngũ hơn 40 cán bộ, chiến sĩ phục vụ gần 1.500 người cách ly, các chiến sĩ bộ đội tại Khung T4 như Trung sĩ Lê Đình Chinh luôn làm hài lòng người dân. Họ cũng luôn nhận được những tình cảm yêu quý, sẻ chia từ bà con.

Đồng đội cùng sẻ chia

Trong đợt cao điểm tiếp nhận công dân tại khu cách ly Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Khung T3), Trung tá Nguyễn Quyết Tiến (Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban CHQS thị xã Hương Thủy), Khung trưởng Khung T3 nhận được tin mẹ già ở quê không may bị ngã, chấn thương khá nặng đang trên đường đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu.

Sau khi được cấp cứu kịp thời, mẹ Trung tá Tiến đã qua nguy hiểm. Bác sĩ kết luận bà bị chấn thương đầu và đốt sống cổ, bị phù tủy sống cổ và lệch đĩa đệm sống cổ.

Khung cách ly T3, nơi Trung tá Tiến đang làm nhiệm vụ chỉ cách bệnh viện tầm 4km nhưng anh không thể nào lên gặp mẹ.“Thương mẹ tuổi cao, sức yếu mà còn chịu đau đớn, nhưng mong là mẹ hiểu và thêm tự hào về công việc của mình”, Trung tá Tiến bộc bạch.

Với lượng công dân cách ly hơn 1.500 người, cán bộ, chiến sĩ Khung T3 phải làm việc cả ngày lẫn đêm để bảo đảm mọi mặt đời sống tốt nhất cho các công dân. Với nhiệm vụ khung trưởng, Trung tá Nguyễn Quyết Tiến càng hiểu trọng trách của mình là không thể lơ là nhiệm vụ.

Nhưng một lần nữa anh Tiến tiếp tục nhận tin mẹ anh sẽ phải phẫu thuật đốt sống cổ. Bệnh viện yêu cầu phải có 6 người thân cùng nhóm máu túc trực để sẵn sàng cung cấp máu khi thực hiện ca mổ, do lượng máu dự trữ ở bệnh viện không đáp ứng đủ. Người thân đều ở quê, nên trước tình thế cấp bách, Trung tá Nguyễn Quyết Tiến đã quyết định xin sự giúp đỡ của đồng đội. Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh đã quyết định điều động 7 cán bộ, chiến sĩ có cùng nhóm máu với mẹ Trung tá Tiến có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế. Sau gần 5 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã thành công ngoài mong đợi.

Thương yêu và lo lắng khi không thể chăm sóc mẹ lúc ốm đau, nhưng với sự động viên, cảm thông của những người thân và sự tiếp sức, chia sẻ kịp thời của đồng đội, anh Tiến đã có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Bài, ảnh: THANH THẢO

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), chiều 24/4, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đến thăm và tặng quà một số chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ở trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Tự hào “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”

Chiều 10/4, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Trường THCS Phạm Văn Đồng (TP. Huế) tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.

Tự hào “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”
Gửi yêu thương trên thao trường

Ngày 29/3, Tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Hội phụ nữ các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình Đồng hành cùng chiến sĩ mới – Gửi yêu thương trên thao trường, Khâu áo chiến sĩ và bữa cơm ấm lòng tình mẹ.

Gửi yêu thương trên thao trường
Return to top