ClockThứ Năm, 30/03/2017 12:08

Hiệu đính từ bài “Giải mã nguồn gốc 4 khẩu thần công tại Bảo tàng lịch sử tỉnh”

TTH - Trước hết, xin gửi lời cảm ơn đến bạn đọc báo Thừa Thiên Huế, những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đã quan tâm đến bài viết “Giải mã nguồn gốc 4 khẩu thần công tại Bảo tàng lịch sử tỉnh” của tôi được đăng trên báo Thừa Thiên Huế phát hành ngày 20/2/2017.

Góp thêm tư liệu về bài “Giải mã nguồn gốc 4 khẩu thần công tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh”

Cụm từ: “Các ký tự chữ Quốc ngữ được khắc trên các khẩu súng thần công” xin sửa lại thành: “Các ký tự chữ Latinh được khắc trên các khẩu súng Thần công”

Từ những phản hồi của tác giả Hồ Vĩnh qua bài “Góp thêm tư liệu về bài “Giải mã nguồn gốc 4 khẩu thần công tại Bảo tàng lịch sử tỉnh”, tôi xin được chỉ ra sự ngộ nhận đầu tiên của bản thân, đó là đồng nhất chữ Quốc ngữ và chữ latinh. Chữ Quốc ngữ là chữ latinh, chữ latinh trong đó có chữ Quốc ngữ. Nhưng trong trường hợp ghi chú dưới hình ảnh trong bài viết là “Chữ Quốc ngữ được khắc trên súng thần công” là sai, mà phải ghi là “Các ký tự chữ latinh được khắc trên các khẩu thần công”. Điều này, trước khi gửi bài tôi đã nhận ra và sửa lại, nhưng có lẽ do lỗi kỹ thuật nên sau khi sửa xong chưa save được trong bài. Vì thực ra tôi cũng biết các ký tự này là của Bồ Đào Nha được khắc ngược trên súng, như ý kiến của tác giả Hồ Vĩnh. Vậy nên, tôi xin được hiệu đính lại ghi chú hình ảnh trong bài viết là: “Các ký tự chữ latinh được khắc trên các khẩu thần công”.

Cũng có một số ý kiến hỏi, liệu có phải những khẩu thần công này được đúc tại phường Đúc – TP. Huế hay được đúc từ một cơ sở đúc súng khác? Điều này là tôi căn cứ vào các tài liệu tham khảo (*) để lập luận, minh chứng rằng những khẩu này được đúc tại phường Đúc – TP. Huế, như trong bài viết “Giải mã nguồn gốc 4 khẩu thần công tại Bảo tàng lịch sử tỉnh” của tôi đăng trên báo Thừa Thiên Huế phát hành ngày 20/2/2017, nhất là thời gian Jean de la Croix đến đúc súng ở Huế phù hợp với năm được khắc trên súng 1660.

Là một người làm nghiên cứu, trước hết xin gửi lời cảm ơn đến quý độc giả, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến bài viết và góp ý rất chân tình. Báo chí là một diễn đàn để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cũng như nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Sự quan tâm, chia sẻ của quý độc giả là niềm kích lệ quý báu để tôi càng hoàn thiện hơn về chuyên môn.

Xin chân thành cảm ơn!

Bài, ảnh: NGỌC KIÊM


* Tài liệu tham khảo

1.“Một người thợ đúc súng, lai Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha đến đề nghị làm việc cho Chúa Nguyễn, đã được chấp nhận và thực hiện ở Thợ Đúc mà ở đó tất cả những người thợ đúc đã sinh sống”. Tác giả L. Cadière- Sđd,Tr 302, 321-322.

2. Cadière viết: “Joao da Cruz ít lắm cũng đến trong những năm (1655-1661) thời kỳ có chiến tranh mạnh”. Tác giả  L. Cadière- Sđd, Tr 312

3. Jean de la Croix có khả năng đúc súng được Vua Miên cho làm quan ở một tỉnh. Năm 1658 bị bắt ở mặt trận Việt Miên và được đưa về Thuận Hóa làm nghề đúc súng. Theo sách L’ E tat presente de L’ Eglíse de la Chine tr147

4.“Jean de la Croix có khả năng đúc súng, được Vua Miên cho làm quan ở một tỉnh. Năm 1658 bị bắt ở mặt trận Việt Miên và được đưa về Thuận Hóa làm nghề đúc súng…”.Tác giả Taylor, K. W. A History of the Vietnamese. Canbridge University Press. tr. 305. ISBN 978-0-521-87586-8.

5.“Ở Thuận Hóa có hai ty đội thợ đúc đều 30 người, có Phường Đúc ở bờ Nam sông Phú Xuân đều là người kiều ngụ ở lộn cũng biết đúc súng, đồng và vạc, chảo, xanh, nồi, cây đèn, cây nến mọi vật”. - Lê Quý Đôn Phủ Biên Tạp Lục Nhà xuất bản Khoa học QIII, QVII Tr 204

6. Li Tana viết: “Thoạt đầu cả Cadierè và Maybon và Lê Thành Khôi cho là Joao da Cruz đến vào năm 1614. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu kỹ Manguin kết luận rằng Joao da Cruz không hề đặt chân đến trước năm 1658. Điều này có vẻ chính xác hơn. Vào năm 1651 Manguin nhận xét họ Nguyễn đã gửi 5.000 khát đồng (3.000kg) sang Ma Cao và người Bồ Đào Nha ở đó đúc đại bác cho họ. Lại nữa năm 1658 Manquez một nhà truyền giáo dòng Tên đã nhận 10.000 lạng bạc của Chúa Hiền (1648 -1687) để mua vũ khí (súng) ở Ma Cao”. Tác giả LiTana. Đàng Trong- Nguyễn Văn Huệ dịch-1997, Tr 26.

7. “Các chúa Nguyễn cai trị trong Nam hồi đó đang đánh nhau với chúa Trịnh, tưởng có thể lợi dụng được người Âu giúp mình đánh kẻ thù, nên tiếp đãi họ rất tử tế, lại cho phép được thương đi lại buôn bán. Chúa Nguyễn hay giao thiệp với người Bồ Đào Nha. Một người nước đó tên là Jean de la Croix năm 1614 (?) đã đến ở gần Huế mở lò đúc súng tại đấy, ngày nay vẫn gọi là Thợ Đúc hay là phường Đúc và được chúa Sãi cho phép mở nhà thờ và tiếp giáo sĩ trong nhà”. Tác giả Hồng Lam – Lịch sử đạo Thiên chúa ở Việt Nam – Chương:  Người Tây phương đặt chân lên đất Việt Nam.

9. Di tích Mô Súng liên quan đến một nhân vật người Bồ Đào Nha lai Ấn Độ tên là Jean de la Croix (hay Joaz da Cruz) đến phủ Phước Yên vào năm 1631 giúp chúa đúc các vật dụng bằng đồng kể cả súng đạn. Một số súng đồng và vạc đồng đang ở viện Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và ở một số bảo tàng khác ghi rõ dấu ấn trong thời kỳ này. Croix coi sóc ty Nội pháo tượng 2 đội tả hữu cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

10. Lý lịch hiện vật 4 khẩu thần công tại Bảo tàng Lịch sử

11. Khảo sát điền giả, so sánh với một số các khẩu thần công khác tại Huế.

 

                      

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Cần Chánh một thuở

Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Đây là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành, nhưng đã bị cháy năm 1947.

Cần Chánh một thuở
Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân

Nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... trong Phong trào Duy Tân đã được các chuyên gia bàn luận, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” diễn ra tại TP. Huế ngày 19/12.

Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân
Triển lãm 130 tư liệu Hán - Nôm được số hóa, phục chế

130 tư liệu Hán - Nôm quý hiếm là các sắc phong, chế phong, bằng cấp và các văn bản khác được số hóa, phục chế vừa được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế triển lãm, trưng bày đến công chúng sáng 15/12 tại không gian thư viện (29A Lê Quý Đôn, TP. Huế).

Triển lãm 130 tư liệu Hán - Nôm được số hóa, phục chế
Return to top