ClockThứ Hai, 10/10/2022 19:11

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng xả, cảnh báo lũ trên sông Hương

TTH.VN - Để ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu hồ Tả Trạch vận hành hồ điều tiết nước tăng dần với tổng lưu lượng về hạ du là 400m3/s, mực nước sông Hương khả năng đạt xấp xỉ báo động II.

Nam Đông: Chủ động ứng phó với sạt lở, lũ lụt và gió bãoNgập cục bộ, sạt lở đường nhiều nơiMưa lớn, đề phòng sạt lởDự báo mưa lớn, hồ đập điều tiết nước

Chiều 10/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết đã có thông báo cảnh báo lũ trên sông Hương gửi các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hồ Tả Trạch trên thượng nguồn sông Hương đang tăng lưu lượng điều tiết lũ

Theo đó, từ ngày 9 đến 13 giờ ngày 10/10 ở khu vực Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-350 mm, có nơi cao hơn như hồ Truồi 531mm, hồ Thủy Yên 432mm, Khe Tre 512mm.

Mực nước sông Hương tại trạm Kim Long lúc 16 giờ chiều ngày 10/10 +1,35m trên báo động I là 0,35m. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện lệnh vận hành số 331/LVH-PCTT ngày 4/10/2022 về vận hành điều tiết hồ Tả Trạch.

Hiện nay do lưu lượng về hồ Tả Trạch tăng nhanh, vì vậy để chủ động ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết, Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh vận hành hồ Tả Trạch tăng dần với tổng lưu lượng về hạ du là 400m3/s. Mực nước sông Hương tại trạm Kim Long có khả năng đạt xấp xỉ báo động II +2m.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị chính quyền các địa phương thông báo cho người dân biết và chủ động phòng tránh. Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và an toàn vùng hạ du.

Trước đó, đã có lệnh vận hành điều tiết hồ chứa nước Tả Trạch qua tràn xả sâu và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 250 - 400m3/s.

Hồ Tả Trạch là công trình thủy lợi - thủy điện đa mục tiêu được xây dựng trên dòng chính sông Tả Trạch (một phụ lưu chính của sông Hương), đưa vào vận hành từ năm 2016. Công trình có các chức năng, nhiệm vụ chống lũ tiểu mãn và lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương, hạn chế độ sâu úng ngập cho TP. Huế và các địa phương.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế

TIN MỚI

Return to top