ClockThứ Ba, 31/10/2023 10:14

Cần nhiều hơn những đề án khuyến công "điểm"

TTH - Viêc hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất của chương trình khuyến công đã kịp thời khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Qua đó, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; góp phần quan trọng trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), khôi phục một số nghề, làng nghề truyền thống...

Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất từ vốn khuyến côngPhát huy nguồn “vốn mồi” Phát triển làng nghề từ nguồn vốn khuyến côngĐổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm từ nguồn vốn khuyến công

 Hỗ trợ từ vốn khuyến công đã giúp tinh dầu Kim Vui kinh doanh ngày càng hiệu quả

Theo Sở Công thương, sau khi ban hành và triển khai kế hoạch về khuyến công địa phương năm 2023 với kinh phí dự kiến hỗ trợ hơn 1,8 tỷ đồng, trong 9 tháng đầu năm, sở đã triển khai nhiều hoạt động, như: tổ chức hội nghị khuyến công; phê duyệt 8 đề án về tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và 5 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất...

Qua đánh giá, từ những hỗ trợ trên đã khuyến khích các cơ sở CNNT đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại vào sản xuất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị sản xuất CN-TTCN của các địa phương, giải quyết lao động khu vực nông thôn, hỗ trợ một số ngành nghề và làng nghề truyền thống khôi phục, phát triển. 

Đơn cử như tại TX. Hương Thủy, chương trình khuyến công đã hỗ trợ 200 triệu đồng thông qua đề án “Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhựa” của Công ty TNHH MTV Thanh Lam; hỗ trợ gần 150 triệu đồng cho đề án “Ứng dụng máy móc, thiết bị tiến tiến vào sản xuất sản phẩm tinh dầu tràm và các loại tinh dầu khác” của Công ty TNHH MTV Sản xuất tinh dầu Kim Vui. Đến nay, những đề án này đã nghiệm thu và đi vào hoạt động hiệu quả. Cũng thông qua các đề án hỗ trợ, một số sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... của các làng nghề, nghề truyền thống cũng được quan tâm đầu tư phát triển. 

“Thông qua nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của chương trình khuyến công, các cơ sở CNNT đã mạnh dạn đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD). Một số sản phẩm của các cơ sở, doanh nghiệp này ngày càng có chỗ đứng trên thị trường; một số cơ sở tham gia và đạt giải tại nhiều hội thi, bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp”, lãnh đạo Sở Công thương cho hay.

Tuy nhiên, Sở Công thương cũng chỉ ra rằng, hiện số lượng đề án khuyến công đăng ký còn ít; chất lượng xây dựng các đề án chưa cao; quy mô các đề án còn nhỏ, thiếu các đề án khuyến công “điểm” có thể tạo sức lan tỏa và thiếu sự liên kết giữa phát triển các sản phẩm để tạo được sản phẩm chủ lực của địa phương. Việc thực hiện lồng ghép nguồn vốn khuyến công với các nguồn vốn khác để tập trung nguồn lực hỗ trợ cơ sở CNNT phát triển SXKD có bước tiến mới nhưng vẫn hạn chế. Một số địa phương chưa quan tâm bố trí ngân sách phục vụ cho hoạt động khuyến công trên địa bàn.

“Các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề truyền thống nên việc đầu tư SXKD gặp khó khăn. Năng lực quản trị doanh nghiệp của cơ sở thấp, thiếu vốn, do đó, khả năng đáp ứng các yêu cầu về vốn đối ứng theo quy định của chương trình khuyến công còn nhiều hạn chế. Trong khi ở chiều ngược lại, nguồn vốn khuyến công quốc gia thường ưu tiên cho đề án nhóm, đề án điểm và các đề án đầu tư có quy mô tương đối lớn, vì vậy, các cơ sở quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh thường gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, tiếp cận nguồn vốn”, đại diện Sở Công thương chỉ ra thực trạng.

Để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ đầu tư cũng như giúp các cơ sở CNNT thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn, bên cạnh tạo điều để các cơ sở thực hiện những đề án quy mô, hiện, Sở Công thương cũng đã có văn bản trình các cấp các ngành hữu quan đề nghị nâng mức chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất CN-TTCN lên 500 triệu đồng/cơ sở (mức cũ không quá 300 triệu đồng/cơ sở). Động thái này hứa hẹn góp phần giúp các doanh nghiệp, cơ sở CNNT thuận lợi hơn trong đầu tư phát triển SXKD, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường... trong thời gian tới.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Singapore đầu tư gần 750.000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần

Tại Hội nghị thượng đỉnh Các thành phố thế giới đang diễn ra ở Singapore, Chính phủ Singapore cho biết sẽ đầu tư 1 triệu SGD (khoảng 743.000 USD) vào một dự án kéo dài 3 năm để tìm hiểu về những tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần của con người, từ đó giúp định hình cách thức quy hoạch thành phố và làm cho thành phố trở nên lành mạnh và đáng sống hơn.

Singapore đầu tư gần 750 000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần
Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%).

Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

TIN MỚI

Return to top