ClockThứ Năm, 28/07/2022 13:33

Phổ biến chuyên sâu về Hiệp định RCEP cho doanh nghiệp

TTH.VN - Sáng 28/7, Sở Công thương phối hợp với Chi nhánh Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI) tổ chức hội thảo chuyên sâu về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Xuất khẩu dệt may 'nhắm' đích 43 tỷ USD dù còn nhiều khó khăn5 tháng, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,6%Xuất khẩu tôm gặp khóKinh tế 6 tháng khởi sắc nhưng áp lực lạm phát lớn

Ông Nguyễn Diễn phổ biến những nội dung chuyên sâu về Hiệp định RCEP

Hội thảo nhằm cụ thể hóa kế hoạch số của UBND tỉnh, qua đó, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp xuất, nhập khẩu nắm bắt, khai thác tối đa các cơ hội do Hiệp định RCEP đem lại.

Nội dung phổ biến chuyên sâu của Hiệp định RCEP gồm: thương mại hàng hóa, quy tắc ứng xử, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp bảo vệ an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ…

Tại hội thảo, ông Nguyễn Diễn – nguyên Phó Giám đốc VCCI trình bày chi tiết về RCEP, như: RCEP là gì, các cam kết cơ bản của RCEP; điểm khác biệt của RCEP so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định FTA ASEAN +; những cơ hội, thách thức của Việt Nam khi tham gia RCEP…

Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN, gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết.

Hiệp định RCEP chính thức khởi động đàm phán từ năm 2012, đến ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên đã ký kết RCEP. Tại Việt Nam, Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

“Mặc dù RCEP đã có hiệu lực gần 7 tháng, nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nắm được đầy đủ các nội dung cam kết trong Hiệp định RCEP để triển khai trong quá trình hoạt động của đơn vị. Do vậy, sau hội thảo này, các cơ quan, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu sẽ phần nào rõ hơn để thực hiện, đồng thời, vận dụng cơ hội khi triển khai Hiệp định RCEP”, bà Trần Thị Hòa - Trưởng phòng Quản lý, thương mại và xuất nhập khẩu (Sở Công thương) cho biết.

Tin, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

TIN MỚI

Return to top