ClockThứ Năm, 23/03/2023 13:48

Phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm, đủ tầm

Sáng 23/3, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ IV (2023 - 2028) với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu đại diện cho trên 6,5 vạn hội viên thuộc 59 tỉnh, thành hội và 3 chi hội ngành nghề, 26 đơn vị trực thuộc.

Phát huy mối quan hệ cộng sinh giữa ngân hàng và doanh nghiệp Xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam thích ứng xu thế thời đạiTạo động lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp

leftcenterrightdel
 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo đại hội. Ảnh: Phương Uyên/TTXVN phát

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng.

Dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao và chúc mừng sự nỗ lực, những kết quả quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong những năm qua; nhấn mạnh doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là trung tâm, là chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh, là nhân tố đóng góp quan trọng cho sự phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế.

Đại hội lần thứ XI, XII, XIII của Đảng xác định doanh nghiệp là lực lượng chủ lực, là động lực quan trọng góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng (hiện có gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trên 25 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh), doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho người lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cho biết khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế, Phó Thủ tướng ghi nhận nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã tạo dựng được uy tín, khẳng định giá trị thương hiệu, vươn tầm khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xuất hiện một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, khởi nghiệp thành công với các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo, từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Trong đó, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục có bước phát triển cả về quy mô và năng lực sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, trên 97% doanh nghiệp cả nước là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Trong những năm qua, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế, nhất là trong duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cùng sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò, vị thế và uy tín của Hiệp hội ngày càng được khẳng định. Với sự hoạt động hiệu quả của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2018 - 2023, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã phát triển mạnh cả về quy mô, loại hình, số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động, đến nay đã có trên 63,8 nghìn hội viên.

Hiệp hội đã chủ động tham gia tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách quan trọng đối với doanh nghiệp, trong đó có các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân. Tham mưu, góp ý, tham gia xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Chủ động rà soát, có nhiều kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.

Hiệp hội có những sáng kiến thúc đẩy quá trình thực thi chính sách, tích cực góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp; tích cực dẫn dắt và thúc đẩy quá trình hội nhập của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam…

Phó Thủ tướng đề nghị Hiệp hội tiếp tục có những giải pháp, hành động cụ thể, đồng hành với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh quá trình phục hồi và phát triển. Trong đó, tăng cường vai trò làm cầu nối, vận động chính sách, duy trì đối thoại với các bộ, ngành, địa phương và quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong nước, nước ngoài về xây dựng pháp luật và chính sách điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường tính liên kết giữa các hiệp hội thành viên, doanh nghiệp hội viên, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, hợp tác cùng phát triển.

Hiệp hội tổng hợp, đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương các giải pháp, sáng kiến để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Phổ biến, tuyên truyền, cập nhật kịp thời các chính sách mới tới các doanh nghiệp hội viên. Tiếp tục chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu, đánh giá thách thức, thời cơ, xu hướng kinh doanh, xu hướng thị trường mới, đặc biệt là các yêu cầu về kinh doanh bền vững, kinh doanh xanh; kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên và ngành hàng.

Phó Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp nói chung, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, có giải pháp cụ thể để mở rộng quy mô, phạm vi, nâng cao năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn tầm khu vực, quốc tế. Phát huy hơn nữa tính chủ động, năng động sáng tạo để không những phát triển doanh nghiệp do mình làm chủ, mà còn tăng cường liên kết hợp tác với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nâng tầm vị thế của doanh nghiệp Việt Nam. Nâng cao năng lực, phẩm chất, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp, cũng như phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm, đủ tầm.

Nhắc nhở cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, không ngừng đổi mới, sáng tạo, xây dựng và nâng cao thương hiệu, Phó Thủ tướng cũng lưu ý bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động, tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, giải pháp để hỗ trợ, tiếp sức cùng đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Trong đó, Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương sẽ tiếp tục đồng hành, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa.

Phát huy truyền thống tốt đẹp "Tâm - Tài - Trí - Tín" và những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, trong đó có lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục thực hiện tốt phương châm "Đoàn kết - Kỷ cương - Đổi mới - Sáng tạo và Phát triển", nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng phát triển về quy mô, phạm vi và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, vì cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, đóng góp tích cực, hiệu quả, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân.

Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa khóa III Nguyễn Văn Thân, những năm qua, Hiệp hội luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương. Các cấp Hội đã nỗ lực, tích cực thực hiện, đạt được những kết quả toàn diện trên nhiều mặt công tác, trong đó nhiều chỉ tiêu, nhiệm vu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 84 ủy viên. Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội khóa III tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội khóa IV.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top