ClockThứ Sáu, 01/03/2019 08:25

Xây dựng khu công nghiệp thân thiện môi trường

TTH - Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp (CN) của tỉnh, giai đoạn 2021-2030, ưu tiên phát triển các ngành CN có công nghệ sạch, công nghệ cao và thân thiện môi trường như: CN tin học, phần mềm, điện - điện tử, CN chế biến sâu nông, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, dược, thiết bị y tế, hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng, CN hỗ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Giữ môi trường du lịch lành mạnhHành động thường xuyên, liên tục để có môi trường xanh - sạch - sáng

Dù định hướng quy hoạch là thế, nhưng với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp (KCN), cụm CN còn chắp vá, thiếu đồng bộ, khi chưa tới 20% KCN, khu kinh tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn các cụm CN hoàn toàn "trắng" hệ thống này, nên để phát triển các ngành CN sạch, thân thiện môi trường (TTMT) đúng nghĩa là khó khả thi. Trừ khi mỗi nhà máy, cơ sở sản xuất tham gia vào KCN phải tự giảm gánh nặng cho môi trường bằng các giải pháp sản xuất sạch hơn, bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý hợp lý nguồn thải, thu hồi tài nguyên, áp dụng các giải pháp công nghệ môi trường... để xây dựng thành một KCN TTMT.

Theo phân tích của các nhà chuyên môn, lợi ích khi mỗi nhà máy tham gia KCN TTMT không chỉ về mặt môi trường mà còn đáp ứng về mặt kinh tế và xã hội. Những lợi ích mà từng nhà máy nhận được còn đóng góp cho lợi ích của công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN. Vì với mô hình phát triển KCN TTMT sẽ càng tạo ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư, tạo được tính cạnh tranh với những KCN đang xây dựng và chưa được lấp đầy. Đây còn là "chứng nhận môi trường" hay "nhãn sinh thái", tạo uy tín cho KCN và giúp các nhà máy mở rộng thị trường, nhất là trong xu hướng toàn thế giới đang "chuộng" và hướng đến nền CN bền vững, TTMT.

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô theo quy hoạch đầu tư phát triển KCN và khu dịch vụ hậu cần cảng, khu công nghệ cao. Trong đó bố trí các nhà máy sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển các ngành CN sạch, CN kỹ thuật cao. KCN Phú Bài giai đoạn 1, 2, 3 và 4 đầu tư các ngành kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ thông tin, CN sạch, CN phụ trợ, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, nước giải khát; CN hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may...

KCN Tứ Hạ ưu tiên phát triển CN sạch, CN phụ trợ, CN điện, điện tử, dệt may, da giày, cơ khí; không phát triển thêm ngành CN sản xuất vật liệu xây dựng không phù hợp với khu vực lân cận đô thị và có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Các KCN khác như Phong Điền, La Sơn, Phú Đa ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề và sản phẩm theo đúng chức năng chính của từng KCN.

Mặc dù KCN TTMT vẫn chưa được định hình trên địa bàn, song, lợi thế của địa phương trong việc xây dựng và phát triển mô hình KCN này là đã xác định rõ quan điểm chấp nhận đầu tư về chủ trương, chính sách, giải pháp để hỗ trợ DN; kêu gọi, khuyến khích DN đầu tư vào nhóm ngành CN sạch, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ưu tiên các dự án chế biến sâu, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và TTMT, hạn chế cấp mới và giảm dần công suất các dự án chế biến, xuất khẩu thô nguồn nguyên liệu.

Công cụ quản lý cũng là "tấm bình phong" để xác định ranh giới cho việc hình thành KCN TTMT. Trong đó, lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm làm nguyên tắc chủ đạo, không cấp phép đầu tư đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu; tăng cường kiểm tra, hậu kiểm sau khi cấp phép môi trường và kiên quyết không cho những cơ sở mới chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo quy định đi vào hoạt động; không cho phép các cơ sở chưa được xác nhận hoàn thành các công trình xử lý chất thải đi vào hoạt động...

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông điệp về "Hành trình xanh" bảo vệ môi trường

Chiều 13/5, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai và Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức Chung kết Hội thi "Hành trình xanh" cho học sinh Trường THPT Tam Giang (huyện Phong Điền).

Thông điệp về Hành trình xanh bảo vệ môi trường
“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

TIN MỚI

Return to top