ClockThứ Năm, 13/10/2022 09:33
CHÀO MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10

Kết nối doanh nhân, đồng hành phát triển

TTH - Xây dựng doanh nghiệp (DN) kinh doanh có tâm, có tầm và khát vọng đạt thành công vượt bậc là đích đến của cộng đồng doanh nhân trên địa bàn tỉnh...

Tạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể sản phẩm sen HuếĐồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triểnThành lập Hội Doanh nhân Việt Nam-Canada hỗ trợ thương mại hai nước

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh ký kết phối hợp tạo môi trường kinh doanh hiệu quả

“Giám đốc điều hành thực chiến”

Đó là chủ đề của khóa đào tạo 16 buổi do câu lạc bộ CEO Huế tổ chức cách đây vài tháng. Ở đó, các CEO được huấn luyện viên đến từ Action Coach (thương hiệu hàng đầu thế giới trong ngành huấn luyện DN), cung cấp những kiến thức, những kỹ năng bài bản, khoa học và đầy tính thực tiễn, ứng dụng ngay được vào thực tế quản lý DN. Mọi công việc đi vào quỹ đạo và suôn sẻ hơn rất nhiều, giúp DN mở rộng quy mô, phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Anh Trần Như Tuệ, Giám đốc Công ty CP Hai Rê cho biết, khóa học đã giúp anh xây dựng được hệ thống đúng, tư duy đúng và hành động đúng và hiện anh đang áp dụng tại công ty.

Chị Trương Thị Gái, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 263 chia sẻ, qua khóa đào tạo, giúp chị khởi sáng nhiều điều về cách lắng nghe, đặt câu hỏi trong giải quyết vấn đề của một CEO. “Hiện công ty tôi đang áp dụng bằng cách mỗi tuần một lần giám đốc sẽ lắng nghe nhân viên chia sẻ, tâm sự về những việc làm được, chưa làm được và cả mong muốn của họ từ giám đốc để điều chỉnh cách quản lý tốt và hiệu quả hơn”, chị Gái nói.

Theo anh Trương Phước Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thành Ngân, Chủ nhiệm CLB CEO Huế, từ số liệu thống kê, tỷ lệ các giám đốc xuất thân từ “dân” kỹ thuật, từ các thành phần không thuộc chuyên ngành kinh tế là gần 80%. Các anh, chị thường nắm rất vững chuyên môn, nhưng thiếu kiến thức quản trị. Khi DN nhỏ, CEO cần am hiểu chuyên môn sâu hơn quản trị, nhưng khi DN phát triển, đòi hỏi các CEO phải có phương pháp quản trị chuyên nghiệp.

Đó là lý do, CLB CEO Huế thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo giám đốc thực chiến, định biên nhân sự, các chương trình sinh hoạt doanh nhân. Từ đó, giúp đội ngũ CEO Huế có con đường ngắn nhất để có được một hệ thống kiến thức quản trị bài bản. “Chúng tôi mong muốn và đặt mục tiêu trở thành một thế hệ doanh nhân có tâm, có tầm, có hoài bão, có ước mơ, có khát vọng và có những thành công vượt bậc”, anh Phước Thành chia sẻ.

Tạo môi trường kinh doanh

Sau khi đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2021 với dự án (DA) “Bánh ép Thuận An - Pizza giòn chinh phục thế giới”, chàng trai trẻ sinh năm 1996 - Ngô Đức Vương cho biết, sản phẩm của nhóm anh đã được các ban, ngành liên quan hỗ trợ tối đa để hoàn thiện các hồ sơ đạt chuẩn các chỉ số quan trọng về chất lượng và được nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng, giúp Vương và các cộng sự mạnh dạn đẩy mạnh mở rộng sản xuất kinh doanh sớm hơn so với dự định.

Đó là động lực, giúp doanh nhân trẻ này mở rộng sản xuất kinh doanh, ngoài xưởng sản xuất tại phường Thuận An và văn phòng tại Vỹ Dạ, TP. Huế, Công ty TNHH MTV TP SEAFOOD do Vương làm giám đốc mở rộng thêm hai chi nhánh tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cải tiến quy trình sản xuất và hệ thống đóng gói bao bì cũng được đầu tư thêm. Sản phẩm của công ty anh tự tin cạnh tranh trên thị trường cả nước và xuất khẩu đi 11 nước trên thế giới theo đường tiểu ngạch. “Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu tìm giải pháp kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm để xuất khẩu nước ngoài theo chính ngạch”, Ngô Đức Vương cho biết.

Khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN, anh Phạm Văn Nhuận, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư tổng hợp TMDV Minh Phát được miễn lệ phí đăng ký DN lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh; miễn lệ phí môn bài; được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu.

Để giúp DN phát triển, song hành với các chính sách từ Trung ương, Thừa Thiên Huế cũng đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực khác. Tỉnh đã xây dựng và vận hành hiệu quả việc khai báo trực tuyến và tổng hợp tự động tình hình thiệt hại do dịch COVID-19 trên website ddci.thuathienhue.gov.vn để chủ động liên hệ với các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc nhằm có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ... Đồng thời, hỗ trợ DN thông qua các chương trình “Cà phê doanh nhân”, triển khai bán hàng trên sàn thương mại điện tử…

Theo ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, để tăng khả năng tiếp cận chính sách cho DN nhỏ và vừa, tháng 7 vừa qua, Hiệp hội DN tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ký kết chương trình phối hợp giữa 2 đơn vị trong công tác hỗ trợ DN giai đoạn 2022-2025. Qua đó, hai đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi để các DN tiếp cận và thực hiện được những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phối hợp bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, DN về đăng ký DN, đăng ký đầu tư, hình thức đầu tư sản xuất kinh doanh, thủ tục về đầu tư, lập DA đầu tư, thực hiện các thủ tục về đầu tư; tháo gỡ những vướng mắc, giúp DN vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Ngoài ra, Hiệp hội DN tỉnh cũng đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Công nghiệp phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA)... giúp DN khởi nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh. Thông qua việc tương tác với Hiệp hội các sở ngành cũng sẽ nắm bắt được nhu cầu thực tế của DN một cách tốt nhất.

Bài, ảnh: Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top