ClockChủ Nhật, 21/01/2018 20:59

Phân bón tăng giá

TTH - Nông dân toàn tỉnh đã bắt tay vào gieo sạ vụ đông xuân, nhu cầu về phân bón và vật tư nông nghiệp tăng mạnh kéo theo sự tăng giá của các loại phân bón.

Khắc phục gần 100 ha ruộng bị bồi lấpGiám sát sau cải tạo đất ruộng ở Thủy ThanhTìm ruộng de An CựuHàng ngàn ha ruộng thiếu nước chờ chuyển đổiGắn bó với đồng ruộng

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã đưa vào canh tác khoảng 8.000/26.000ha lúa theo kế hoạch, dự kiến việc gieo sạ sẽ kết thúc trước Tết Nguyên đán.

Cùng chung với thị trường cả nước, giá phân bón đang tăng so với các năm trước

Tăng 20-30%

Vụ đông xuân này, ông Nguyễn Thành (thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, TX Hương Trà) đưa vào sản xuất gần 5 sào ruộng, ngoài chuẩn bị về giống, phân chuồng, ông phải đầu tư cho phân bón hóa học để phục vụ sản xuất.

Theo nhiều nông dân, bón phân là khâu quyết định đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và hợp lý. Từ quá trình xuống giống đến khi thu hoạch, phân bón chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất.

“Không bón phân hoá học thì năng suất lúa chắc chắn sẽ không cao. Do vậy, dù giá có tăng thì nông dân cũng phải cắn răng mua. Nếu khi thu hoạch giá lúa đạt khoảng 700-800 nghìn đồng/tạ thì nông dân mới có lãi”, ông Thành nói.

Theo tìm hiểu, đầu tháng 12 năm ngoái đến nay giá phân bón trong nước tăng khoảng 20%. Tại thị trường Thừa Thiên Huế, mức giá có phần ổn định đối với các loại phân bón được sản xuất ngay trong tỉnh. Đối với các loại phân khác cũng tăng theo thị trường chung của cả nước.

Đầu mùa vụ đông xuân năm nay, cửa hàng phân bón Cương Tuyết (11 Lý Thái Tổ, TP. Huế) nhập khoảng 200 tấn phân bón các loại để cung ứng cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Theo chủ cửa hàng này, giá phân hiện ở mức từ 360-450 nghìn đồng/bao (tùy loại).

“Hiện trên địa bàn có nhiều đại lý cung ứng phân nên để cạnh tranh, giá phân bón lúc tăng lúc giảm. Bây giờ đang vào vụ nên sức mua tăng. Trong các loại phân, phân Urê Phú Mỹ đang tăng giá, giá hiện tại là 370 nghìn đồng/bao”, bà Tuyết, chủ cửa hàng phân bón Cương Tuyết cho hay.

Ông Trần Thuyên, Giám đốc Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh cho biết: “So với các năm trước, giá phân bón vụ đông xuân này tăng khoảng 20-30%. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến người nông dân. Nguyên nhân giá phân tăng là do nhu cầu sử dụng phân bón vào sản xuất nông nghiệp hiện nay tương đối lớn, trong khi đó, sau khi Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phân bón DAP nhập khẩu vào Việt Nam thì mức giá tăng đến 2.000 đồng/kg. Tại đơn vị chúng tôi, phân NPK có đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất ngay tại chỗ nên mức giá ổn định, không biến động. Còn các loại phân khác nhập về cũng sẽ tăng theo thị trường của cả nước”.

Nông dân huyện Phú Lộc cải tạo đồng ruộng, chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân

Ít xuất hiện phân bón giả 

Theo ông Lê Quý Thảo, Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, tại Thừa Thiên Huế có 3 đơn vị cung ứng phân bón lớn là Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH MTV Quế Lâm và Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Việc thống kê số lượng các đơn vị cung ứng phân bón trên địa bàn tỉnh là không dễ bởi ngoài 3 đơn vị lớn còn có nhiều đại lý ủy quyền cấp 1. Ngoài ra, các hợp tác xã thông qua các đại lý để mua phân bón cung cấp cho nông dân.

Về việc quản lý chất lượng, ông Lê Quý Thảo thông tin, dù nhu cầu phân bón hiện nay là khá lớn nhưng tại tỉnh Thừa Thiên Huế ít xuất hiện phân bón giả. Việc phát hiện phân bón giả phải trải qua khá nhiều quy trình, từ việc kiểm tra nhãn mác, bao bì, ngày sản xuất, nơi sản xuất đến việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng.

Sở NN&PTNT cũng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành thành lập đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra việc kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp đối với các cửa hàng, đại lý cung ứng trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp bán sản phẩm kém chất lượng, không rõ guồn gốc xuất xứ.

Bài, ảnh:  Lê Thọ - Diệu Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Mở rộng các nguồn thu từ rừng, tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần khôi phục chất lượng của các khu rừng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Ðây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trong điều kiện hiện nay.

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng trở lại

Nhiều ngân hàng trong tuần qua đã công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới với mức tăng từ 0,1 – 0,5 điểm phần trăm, trong đó có ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng liên tiếp trong 2 ngày. Điều này cho thấy, tín dụng của các ngân hàng hiện đang dần ấm lên.

Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng trở lại
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4

Hãng tin Xinhua ngày 4/5 cập nhật thông tin từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 4 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong 2 năm, giá lương thực tăng trong nhiều tháng.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4
Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top