ClockThứ Ba, 29/12/2020 20:32

2 sản phẩm OCOP đạt mức điểm 4 sao

TTH.VN - Chiều 29/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt III năm 2020.

11 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP9 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I năm 2020Đánh giá kết quả mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệpĐầu tư cho sản phẩm nông nghiệp chủ lựcHơn 70% vật tư nông nghiệp bị kiểm tra đều vi phạm về chất lượng

Các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đợt III

Đợt III, năm 2020 có 11 hồ sơ sản phẩm đề nghị đánh giá phân hạng gồm: thị xã Hương Thủy 2 hồ sơ sản phẩm, huyện Phú Lộc 2 hồ sơ sản phẩm, thị xã Hương Trà 1 hồ sơ sản phẩm, huyện Phong Điền 2 hồ sơ sản phẩm, huyện A Lưới 2 hồ sơ sản phẩm và huyện Nam Đông 2 hồ sơ sản phẩm.

Kết quả, trong 11 sản phẩm đã được đánh giá có 2 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP chấm đạt mức điểm 4 sao; 6 sản phẩm đạt mức điểm 3 sao và 3 sản phẩm dừng đánh giá do hồ sơ không đảm bảo.

Ông Phạm Văn Tần, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho rằng, các sản phẩm tham gia đánh giá lần này hầu hết đã được hoàn thiện bao bì, nhãn mác, công bố chất lượng (kể cả các sản phẩm tươi sống như thanh trà, chuối già lùn A Lưới, thịt bò vàng A Lưới…), có truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi.

Các sản phẩm này đáp ứng điều kiện sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, có đủ các điều kiện để trở thành hàng hóa, mang lợi thế riêng, có thể cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, từ đó phát triển kinh tế cho chủ thể, cho làng nghề và cộng động địa phương.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa
Return to top