ClockThứ Sáu, 12/01/2024 12:07

Tín hiệu vui từ việc bán tín chỉ carbon rừng

TTH - Năm 2023, ngành lâm nghiệp đánh dấu cột mốc rất quan trọng khi lần đầu tiên Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Đây là bước khởi đầu về tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng.

Rừng phòng hộ hồ Quao bị chặt pháHàng ngàn hộ được hưởng chính sách môi trường rừngSử dụng mạng xã hội để quản lý rừng bền vữngTruyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chính sách môi trường rừngĐộng lực bảo vệ và phát triển rừng

Tiềm năng kinh tế từ những cánh rừng ở Thừa Thiên Huế là rất lớn 

Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB là 41,2 triệu USD và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ; trong đó Thừa Thiên Huế giải ngân được 107 tỷ đồng.

Bắt đầu từ tháng 2/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và WB đã ký "Thỏa thuận giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ" giai đoạn 2018 - 2024. Các địa phương này, gồm 6 tỉnh là Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có hơn 3,1 triệu ha đất có rừng với độ che phủ 57,4% (chiếm hơn 21,2% diện tích rừng cả nước).

Rừng ở Thừa Thiên Huế được xem là nguồn tài nguyên quý. Đến nay, địa phương này đã thực hiện 4/5 dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) nhằm bảo vệ xói mòn đất đai; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất phát triển kinh tế; hấp thụ, lưu trữ carbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng, suy thoái rừng; tạo vẻ đẹp cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch…

Giai đoạn từ năm 2011 - 2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thừa Thiên Huế đã chi trả hơn 320 tỷ đồng cho gần 600 chủ rừng quản lý (đơn vị, tổ chức, hộ cá nhân, gia đình). Tổng diện tích rừng được chi trả gần 160.000ha/283.000ha rừng của tỉnh (chiếm hơn 54%). Điều này góp phần giữ vững độ che phủ rừng của tỉnh (57,4%); đồng thời tạo thêm nhiều việc làm, mang lại thu nhập đáng kể cho hàng nghìn lao động địa phương.

Theo các chuyên gia, tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải nhà kính, như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng… Ở khu vực Bắc Trung Bộ là nơi có trữ lượng carbon rừng rất cao. Hiện nay khu vực này có 16,21 triệu tấn CO2, lượng chuyển nhượng kết quả giảm phát thải theo ERPA đã ký là 10,3 triệu tấn CO2, lượng giảm phát thải còn dư: 5,91 triệu tấn CO2. Với lượng còn thừa hiện tại có thể thỏa thuận để bán thu nguồn kinh phí cho quốc gia. Vừa qua Việt Nam chỉ mới thực hiện bán tín chỉ carbon rừng đối với thị trường tự nguyện quốc tế, còn chưa thực hiện thị trường bắt buộc ở trong nước đối với các cơ sở, đơn vị phát thải lớn.

Đến năm 2028 Chính phủ sẽ hoàn thiện cơ chế sàn tín chỉ carbon quốc gia, sau khi hình thành đơn giá tín chỉ carbon rừng sẽ được điều tiết theo thị trường chắc chắn đơn giá sẽ cao hơn so với 5 USD/tấn CO2 như hiện nay.

Có thể thấy, từ việc chuyển nhượng cho WB 10,3 triệu tấn CO2 ngoài việc tạo uy tín cho thực hiện thị trường carbon, thu được 51,5 triệu USD đã giúp Việt Nam xây dựng được hệ thống theo dõi cũng như có các số liệu cơ sở ban đầu để thực hiện đúng và đủ lượng hấp thụ CO2, qua đó sẽ tăng lên đáng kể lượng tín chỉ carbon rừng. Đồng thời, góp phần thực hiện cam kết của Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 (COP21).

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Gian nan giữ rừng mùa lũ

Bảo vệ rừng (BVR) vốn lắm gian nan, nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi các lực lượng phải băng rừng, vượt suối trong mùa mưa lũ để bảo vệ an toàn cho “lá phổi xanh”.

Gian nan giữ rừng mùa lũ

TIN MỚI

Return to top