ClockThứ Ba, 05/10/2021 09:56

WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu

Ngày 4/10, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã công bố dự báo mới nhất về tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay và năm sau, trong đó cho rằng trong năm 2021 này, hoạt động thương mại trên thế giới có thể đạt mức tăng trưởng tới 10,8%, tức tăng thêm 2,8% so với mức dự báo công bố tháng 3 vừa qua. Tương tự, mức dự báo tăng trưởng thương mại cho năm 2022 là 4,7%, tăng 0,7%.

RCEP thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - ASEAN, hỗ trợ phục hồi kinh tếChuyên gia quốc tế: Việt Nam vẫn là 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầuThủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021CPTPP giúp duy trì và tăng cường khả năng phục hồi các chuỗi cung ứng toàn cầuHội nghị Bộ trưởng Thương mại G7: ''Nóng'' chủ đề cải cách WTOSau khủng hoảng COVID-19, thương mại toàn cầu tăng cao kỷ lục trong quý I/20215 điều cần biết về tình hình kinh tế toàn cầu

Vận chuyển hàng hóa tại cảng Tangshan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo WTO, cơ sở để các chuyên gia của tổ chức này đưa ra con số dự báo lạc quan trên là nhờ sự gia tăng trở lại của các hoạt động thương mại trên thế giới trong năm 2021 sau một năm đình trệ nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, đặc biệt rơi xuống mức thấp tồi tệ trong quý II/2020. Tuy nhiên, cơ quan có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) này vẫn cảnh báo nguy cơ đà phục hồi của thương mại toàn cầu chững lại do chịu tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng.

Các chuyên gia của WTO cho rằng các vấn đề từ phía cung ứng như khan hiếm chất bán dẫn và hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển có thể làm căng thẳng chuỗi cung ứng, nhưng không có khả năng tác động lớn đến đà phục hồi nói chung của kinh tế toàn cầu. Theo họ, rủi ro lớn nhất đe dọa sự phục hồi của thương mại vẫn chính là đại dịch COVID-19.

Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định thương mại là một công cụ quan trọng trong nỗ lực chống đại dịch và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đã cho thấy tầm quan trọng của thương mại trong thúc đẩy khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19 đang làm trầm trọng thêm sự phân hóa kinh tế giữa các khu vực trên thế giới.

Theo Tổng Giám đốc WTO, tình trạng bất bình đẳng này kéo dài sẽ kéo theo nguy cơ xuất hiện thêm nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn, đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và gây tổn hại những tiến bộ kinh tế mà thế giới đạt được.

Cũng trong dự báo mới này, WTO cho rằng kim ngạch thương mại thế giới trong năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 4,7%, tức tăng 0,7% so với dự báo trước đó với mọi hoạt động thương mại sẽ dần quay trở lại mức vào thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thương mại toàn cầu trong năm 2020 đã giảm 5,3%. Ở thời điểm hiện tại, mặc dù các hoạt động kinh tế ở nhiều nước đã được khôi phục khi các nước đã gỡ bỏ các biện pháp hạn chế để phòng dịch, tuy nhiên mức độ phục hồi chưa thể đạt được mức trước khi dịch bệnh bùng phát do gặp nhiều thách thức liên quan đến nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng,...

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cho thấy một số bước phát triển lớn để hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số vào cuối quý III năm nay, nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán được thực hiện bởi nhóm làm việc chung của hai khối. Đây là nhận định được ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành Hội đồng doanh nghiệp EU - ASEAN (EU - ABC) đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Tạp chí The Business Times.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top