ClockThứ Năm, 11/01/2024 06:47

Đầu tư kè ứng phó sạt lở bờ sông

TTH - Sau các đợt mưa lũ từ cuối năm 2023, tình hình sạt lở các tuyến kè, bờ sông diễn biến phức tạp gây nguy cơ mất đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng khu dân cư. Các địa phương đề xuất bố trí nguồn kinh phí khắc phục sạt lở lâu dài nhằm ổn định cuộc sống người dân.

Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở sông Bồ và ngập úng cục bộ ở Quảng Điền Bố trí nguồn vốn khắc phục hậu quả thiên taiKhẩn trương ứng phó nguy cơ sạt lở Khẩn trương khắc phục sạt lở ở các bờ sôngKhai thác cát “chui” ở thượng nguồn sông Bồ

 Đầu tư xây dựng tuyến kè dọc bờ sông kết hợp đường giao thông qua địa bàn TP. Huế

Nhiều năm nay, tình hình sạt lở sông Bù Lu qua địa bàn thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc đã được chỉnh trị khi năm 2018 chính quyền cho xây dựng tuyến kè bờ sông trên chiều dài gần 1,4km với tổng mức đầu tư hơn 13 tỷ đồng, do Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư.

Song song với xây dựng tuyến kè, chính quyền xã bố trí đất tái định cư cho 17 hộ gia đình thôn Cảnh Dương - nằm cuối nguồn sông Bù Lu gần nơi cửa biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng sạt lở bờ sông, ổn định cuộc sống người dân.

Tuy nhiên, từ các đợt mưa lũ cuối năm 2023 đến nay, tình hình sạt lở các tuyến kè sông Bù Lu lại diễn biến phức tạp khi liên tục chịu các đợt mưa, sóng lớn và triều cường. Cụ thể, bờ kè sông Bù Lu đoạn qua thôn Cảnh Dương đã có 120m bị sụt lún, gãy hỏng. Trong đó, có nhiều đoạn mặt kè bị vỡ vụn do “hỏng chân”, gây nguy cơ ảnh hưởng đến tuyến đường giao thông ở phía trên mặc dù đã gia cố trước đó.

Ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) cho biết, sạt lở xuất hiện tại tuyến kè sông Bù Lu vào thời điểm cuối năm 2023 làm nguy cơ ảnh hưởng đến khu dân cư và ổn định bờ sông đến nay vẫn chưa khắc phục triệt để. Xã đã đề xuất UBND huyện bố trí các vật tư khắc phục tạm thời, về lâu dài cần có nguồn vốn đầu tư xử lý nhằm có phương án thiết kế đảm bảo ổn định cho tuyến kè.

Trước tình hình sạt lở các tuyến kè, bờ sông diễn ra nhiều địa phương sau thiên tai, UBND tỉnh đã đề xuất Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai hỗ trợ 200 tỷ đồng để đầu tư công trình kè chỉnh trị bờ sông. Trong đó, riêng địa bàn TP. Huế đã đề xuất hỗ trợ kinh phí khoảng 135 tỷ đồng làm kè ứng phó sạt lở bờ sông Hương, Bạch Yến.

Các đợt mưa lũ vừa qua đã làm sạt lở bờ sông Hương, Bạch Yến qua địa bàn các phường Hương Hồ, Hương Long, Thủy Bằng, Hương Thọ, Phú Mậu (TP. Huế) trên chiều dài khoảng 6km, gây nguy cơ mất đất sản xuất, ảnh hưởng khu dân cư qua các địa phương.

Ông Lê Tiến Vĩnh, Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị TP. Huế thông tin, ảnh hưởng của mưa lũ ngoài sạt lở các tuyến giao thông, còn làm bồi lấp, hư hỏng khoảng 4km các tuyến kênh mương thủy lợi khu vực Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Dương, Hương Long, Hương Hồ, Hương An và sạt lở bề mặt dài 380m tuyến đê ngăn mặn ở xã Hương Phong.

Trong điều kiện khả năng cân đối ngân sách thành phố còn nhiều khó khăn, ngoài huy động nguồn lực tại địa phương, UBND TP. Huế đề nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí cho thành phố khoảng hơn 200 tỷ đồng để xây dựng các tuyến kè chỉnh trị bờ sông, khắc phục hệ thống giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người dân.

Liên quan đến công tác khắc phục sạt lở bờ kè sông Bù Lu, thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, theo UBND huyện Phú Lộc, mới đây Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã có văn bản gửi Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề xuất tỉnh, các sở, ban ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư khắc phục sạt lở bờ kè sông ở khu vực này.

Do ngân sách huyện khó khăn, nên Phòng Tài chính - Kế hoạch đã tham mưu UBND huyện đề nghị hỗ trợ kinh phí khắc phục hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lụt gây ra trên địa bàn huyện. Trong đó có sửa chữa hạng mục kè sông Bù Lu. Ngoài ra, do công trình đã hết bảo hành từ ngày 18/3/2022, để hạn chế hư hỏng đến mức thấp nhất, đề nghị UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với chủ đầu tư tiến hành khảo sát cụ thể, xác định nguyên nhân nhằm có phương án thiết kế đảm bảo ổn định lâu dài cho tuyến kè.

UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, sở, ngành tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến sạt lở, hư hỏng các công trình giao thông, nông nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời ở những khu vực bị nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân, đến các công trình hạ tầng thiết yếu.

Ngoài 200 tỷ đồng đầu tư các công trình chỉnh trị ổn định, chống sạt lở bờ sông, UBND tỉnh cũng đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai hỗ trợ tổng kinh phí khoảng 170 tỷ đồng đầu tư các công trình dân sinh thiết yếu như nâng cấp tuyến đường cứu hộ cứu nạn, vượt lũ Sịa - Mai Dương, huyện Quảng Điền (33 tỷ đồng); cầu qua các ngầm tràn đường lên đập Tả Trạch, Hương Điền (80 tỷ đồng); 30 tháp cảnh báo lũ thông minh phục vụ cộng đồng phòng tránh lũ, cảnh báo ngập lũ giao thông, tích hợp Hue-S 3 tỷ đồng) và dự án di dời khẩn cấp các hộ dân vùng sạt lở (hơn 50 tỷ đồng).

Trong các năm qua bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn tỉnh đã đầu tư khoảng hơn 80km kè ứng phó sạt lở bờ sông. Trong đó sông Hương 30km, sông Bồ 26km, sông Ô Lâu 7km và một số sông khác trên địa bàn. Việc đầu tư các dự án chống xói lở bờ sông đã làm ổn định được cuộc sống người dân, bảo vệ đất đai, cây cối, hoa màu và một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, sở đang triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia sức gia cầm (GSGC) đến tận các địa phương, hộ chăn nuôi. Đáng chú ý là các biện pháp, kỹ thuật chữa cảm nắng, cảm nóng cho GSGC và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top