ClockThứ Hai, 21/03/2022 07:03

Lưu giữ và phát triển nghề truyền thống

TTH - Với đội ngũ hùng hậu, có tay nghề giỏi và tâm huyết với nghề truyền thống (NTT), thời gian qua, các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo, chất lượng mà còn góp phần lưu giữ và phát triển NTT.

Liên kết để phát triển sản phẩm làng nghềSẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêmỨng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phong trào phụ nữBiểu diễn nghệ thuật và chiếu phim mừng Đảng, mừng xuân

Nghề điêu khắc gỗ đang thu hút đội ngũ thợ trẻ và có tay nghề giỏi

Tinh hoa của nghề

Lớn lên trong gia đình có 2 đời gắn bó với nghề thêu, hơn 60 năm qua, ông Lê Văn Kinh, hiện là chủ hiệu thêu Đức Thành ở 82 Phan Đăng Lưu, TP. Huế vẫn đam mê với những đường kim mũi chỉ và những bức tranh thêu. Không chỉ xuất hiện trong nước, sản phẩm thêu của ông đi nhiều nước trên thế giới. Năm 2007, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế, năm 2013, được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và năm 2015 được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân.

Ông Lê Văn Kinh chia sẻ: Niềm vui của nghề thêu là được chuyển tải những hình ảnh của quê hương đất nước, con người vào trong bức tranh thêu, tạo nên những bức tranh sinh động về sông Hương núi Ngự, chùa Thiên Mụ, phong cảnh đêm trăng Vĩ Dạ, cầu Trường Tiền... ; đồng thời đào tạo đội ngũ thợ thủ công trở thành những thợ giỏi. Tuy nhiên, để giữ gìn và phát huy giá trị NTT, cùng với thế hệ nghệ nhân, đội ngũ thợ thủ công cần đầu tư công sức, trao dồi kỹ năng, đào tạo chuyên nghiệp để tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) tinh xảo; Sở Công thương tiếp tục hỗ trợ vốn trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm TCMN kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cùng với nghề thêu, điêu khắc mỹ nghệ là NTT tiêu biểu góp phần tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm, quà tặng phục vụ khách du lịch và trang trí nội ngoại thất. Hiện toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở điêu khắc mỹ nghệ, sản phẩm cung ứng trong cả nước, trong đó có nhiều cơ sở quy mô lớn như Cơ sở điêu khắc gỗ Lê Văn Trực ở làng nghề Mỹ Xuyên (Phong Điền), cơ sở Phùng Hữu Thái (TP. Huế), Cơ sở Điêu khắc mỹ nghệ Phúc Mai (TX. Hương Thủy)…

Theo nghệ nhân điêu khắc gỗ Trần Văn Ngọ, Chủ cơ sở Điêu khắc mỹ nghệ Phúc Mai, thị trường điêu khắc gỗ bắt đầu khó tính và khắt khe khi dịch COVID-19 bùng phát, lượng khách du lịch đến Huế giảm nhiều nên cơ sở phải chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng trang trí nội ngoại thất, thờ cúng, như tượng phật, bàn ghế, trang gỗ… Tuy nhiên, để sản xuất các sản phẩm này cần phải có máy móc thiết bị để tiết giảm nhân công, đồng thời thay đổi mẫu mã sản phẩm, cải tiến bao bì đóng gói để tạo nên sản phẩm chất lượng, hài hoà nên rất cần nguồn hỗ trợ từ các ban ngành chức năng.

Quan tâm thợ giỏi

Là địa phương có nhiều nghề, làng NTT nổi tiếng, có bề dày lịch sử và kỹ xảo nghề đặc trưng với 86 làng nghề, 57 NTT hoạt động riêng lẻ, được phân bố trên 123 địa điểm có nghề hoạt động theo địa bàn cấp huyện.  Đến nay, toàn tỉnh đã công nhận 10 làng nghề, 20 làng NTT và 15 NTT theo các tiêu chí quy định; trong đó tiêu biểu là các nghề, làng nghề TCMN như thêu, đúc đồng, mộc mỹ nghệ, gốm, kim hoàn, hoa giấy…

Chủ tịch Câu lạc bộ nghệ nhân, ông Hoàng Ngọc Tuyên cho rằng, là địa phương có nhiều làng nghề và NTT, thời gian qua có khá nhiều nghệ nhân, thợ thủ công giỏi gắn bó với nghề TCMN. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3 Nghệ nhân Nhân dân, 12 Nghệ nhân Ưu tú và 37 nghệ nhân cấp tỉnh. Với mục đích phát triển lĩnh vực TCMN, Sở Công thương đang tiếp tục triển khai kế hoạch để đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề TCMN đối với những công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh, làm việc trong lĩnh vực nghề TCMN, hiểu biết sâu sắc nghề, truyền dạy và phát huy giá trị nghề TCMN. Đây là cơ hội để các thợ giỏi nỗ lực cố gắng tạo ra sản phẩm mới, tinh xảo để khẳng định bản thân, đồng thời có cơ hội trau dồi kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm sau khi tham gia vào câu lạc bộ nghệ nhân của tỉnh.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, gắn với các nghề, làng nghề là những nghệ nhân giỏi, những người đã có công xây dựng, truyền nghề cho các thế hệ, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề, làng NTT cũng như lưu truyền các tác phẩm, sản phẩm TCMN có giá trị văn hóa đặc sắc và tạo ra giá trị kinh tế. Những năm qua, thông qua các chương trình, nguồn vốn phát triển NTT như chương trình xây dựng nông thôn mới, đề án khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng NTT, OCOP, khuyến công…, các cơ sở sản xuất hàng TCMN được hỗ trợ vốn đầu tư máy móc thiết bị với mức hỗ trợ khoảng 2 tỷ đồng/năm.

Năm 2022, từ nguồn vốn khuyến công, các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp tục hỗ trợ khoảng 1,5 tỷ đồng để đầu tư máy móc, đào tạo nghề, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn và tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài nước. Nguồn vốn này sẽ là đòn bẩy giúp các cơ sở phát huy năng lực, mạnh dạn đầu tư vốn để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ thị trường.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top