ClockThứ Bảy, 15/11/2014 13:19

Muốn giữ được bài chòi phải giữ được tính cộng đồng trong không gian văn hóa

TTH - Đây là một trong những ý kiến đã được các nhà nghiên cứu nêu ra tại buổi tọa đàm khoa học về nghệ thuật bài chòi Thừa Thiên Huế, được tổ chức sáng 14/11, do Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp thực hiện. Đại diện lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đến dự.

Thừa Thiên Huế là một trong 10 địa phương của khu vực miền Trung có môi trường diễn xướng của bài chòi. Ý thức được những giá trị độc đáo của loại hình nghệ thuật này, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã có Quyết định 2836/QĐ-BVHTTDL ngày 8/9/2014, phê duyệt kế hoạch xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ thuật bài chòi miền Trung” đề nghị UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại. Hội thảo thảo luận những giá trị bài chòi ở Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bài chòi trong đời sống đương đại, đồng thời làm cơ sở để nghiên cứu, xây dựng hồ sơ Nghệ thuật bài chòi miền trung Việt Nam trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Phân Viện trưởng Phân Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế. Ở Thừa Thiên Huế, bài chòi chưa được sân khấu hóa một cách chuyên nghiệp như vùng Quảng Nam, Bình Định, nhưng lại có tính cộng đồng rất cao. Đây là một trong những cơ sở để người ta xác định rằng Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực là cái nôi của bài chòi, sau đó lan rộng đến các tỉnh phía Nam miền Trung, là nơi bài chòi được phát triển một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, bài chòi ở Thừa Thiên Huế có xu hướng biến đổi theo sự đơn giản hóa, lược bớt dần chức năng và khó để tìm thấy một hội bài chòi được tổ chức bài bản, đầy đủ hô thai, ca vè, tấu nhạc và đánh trống…
Thủy Thanh là vùng quê giàu bản sắc văn hóa truyền thống, có cầu ngói Thanh Toàn là di tích cấp quốc gia và đang có những chuyển biến tích cực để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó có sự đóng góp tích cực của các hội bài chòi trong mỗi dịp Festival Huế và lễ tết. Theo ông Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh, chính quyền địa phương rất quan tâm và tạo điều kiện để giữ gìn những nét đẹp của bài chòi – một trò chơi dân gian nhưng mang tính nghệ thuật cao. Tuy nhiên, trong định hướng phát triển du lịch của địa phương, Thủy Thanh mong nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch để có thể đưa bài chòi trở thành một trong những hoạt động chính tốt hơn.
Dịp này, đoàn công tác thực hiện hồ sơ Nghệ thuật bài chòi miền Trung tiếp tục có hoạt động phục dựng kỹ thuật in truyền thống bài tới – loại bài dùng để chơi bài chòi, ở thôn Địa Linh, xã Hương Vinh (Hương Trà); phỏng vấn các nghệ nhân bài chòi và lấy tư liệu về một hội chơi bài chòi hoàn chỉnh ở làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh. 
Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử

Nếu tôi không nhầm, thì tiểu thuyết “Vầng trăng Him Lam” của Châu La Việt là một trong ít tác phẩm sớm nhất hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024).

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử
Return to top