ClockThứ Bảy, 09/05/2020 16:22

Nguy cơ hạn hán, thiếu nước lan rộng ra các tỉnh ven biển Trung Bộ

Nhận định về tình hình hạn hán và thiếu hụt nguồn nước ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, Trưởng phòng dự báo thuỷ văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, trong các tháng tiếp theo (từ tháng 6 đến tháng 8), tổng lượng mưa tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên tiếp tục thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm.

Những ngày hội quân sau giãn cáchDoanh nghiệp cần chủ động hơnNhiều nước châu Âu thông báo diễn biến khả quan về dịch COVID-19Tín dụng chính sách: Có thể cho vay vốn bổ sung để tái sản xuấtỨng phó hạn, mặn cho vụ hè thuNhanh chóng hoàn tất chi trả hỗ trợ người dân gặp khó khăn do COVID-19

Lòng hồ chứa nước Suối Dầu (Cam Lâm) do nắng nóng kéo dài, mực nước trong hồ chỉ còn 18% dung tích hồ, nhiều vị trị trong lòng hồ trơ sỏi đá

Lượng dòng chảy trên các sông phổ biến thiếu hụt từ 35-65% so với trung bình nhiều năm, có sông thiếu hụt trên 70%; trên một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc. Dung tích các hồ chứa tiếp tục suy giảm, đặc biệt là các hồ chứa thủy lợi ở khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận chỉ đạt từ 10-30%.

"Từ nay đến hết tháng 5/2020, tình trạng hạn hán, thiếu nước tiếp tục diễn ra tại các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận và các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên. Từ tháng 6-8, tình trạng hạn hán, thiếu nước có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh ven biển Trung Bộ", ông Phùng Tiến Dũng nhấn mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán tại các tỉnh ở cấp 1-2, riêng tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận ở cấp 2-3.

Từ đầu mùa khô đến nay (từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2020), tổng lượng mưa ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên lượng mưa phổ biến thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm.

Lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15-60%; đặc biệt trên các sông ở một số tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận và Đắk Lắk thấp hơn 50-60%.

Dung tích nhiều hồ chứa thủy điện và thủy lợi ở mức thấp so với trung bình nhiều năm, đặc biệt là các hồ chứa ở Ninh Thuận, Bình Thuận ở mức rất thấp, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước.

Tình trạng hạn hán, thiếu nước đã xảy ra tại một số tỉnh như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán hiện tại ở cấp 1-2.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

Tổ chức chống đói nghèo Oxfam mới đây cảnh báo rằng, hơn 24 triệu người ở miền Nam châu Phi phải đối mặt với nạn đói, suy dinh dưỡng và khan hiếm nước do hạn hán và lũ lụt, trong khi các chuyên gia cho rằng, tình hình có nguy cơ leo thang thành “tình trạng nhân đạo không thể tưởng tượng được”.

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

TIN MỚI

Return to top