ClockThứ Bảy, 23/06/2018 12:30

Nhọc nhằn khuyến nông vùng cao

TTH - Giao thông cách trở, trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế khiến công tác khuyến nông tại A Lưới gặp không ít khó khăn.

Anh cán bộ “khuyến nông” quân hàm xanhHiệu ứng từ vốn khuyến côngKhuyến học, khuyến tài ở vùng cao Nam ĐôngTriển vọng từ mô hình thủy sản mới

Hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng lúa

Tôi từng có dịp theo chân cán bộ Trạm Khuyến nông - lâm – ngư huyện A Lưới đi kiểm tra tốc độ sinh trưởng và hướng dẫn thêm kỹ thuật cho bà con tham gia mô hình trồng hoa ly và hoa tuylip phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Khi đó, hoa ly đã trồng được 2 tháng, hoa tuylip vừa mới gieo củ.

Tiết trời cận tết, cái lạnh rét buốt đặc trưng của miền sơn cước cộng thêm cơn mưa cuối đông rả rích làm người thêm tê tái. Chuyến đi cùng chị Hồ Thị Thắng, Phó Trưởng trạm Khuyến nông - lâm – ngư huyện A Lưới đến thăm các hộ tham gia mô hình trồng hoa tại xã Sơn Thủy và thị trấn A Lưới.

Chị Thắng cùng chủ vườn xem xét cẩn thận từng chậu hoa, chỉ ra những chậu cần được gia cố cắm cọc, những chậu sinh trưởng chưa tốt do thiếu dinh dưỡng…và phụ giúp người dân điều chỉnh lại hệ thống lưới che phù hợp hơn. Từ nhà này sang nhà khác, chị Thắng luôn tươi cười, ân cần truyền đạt kỹ thuật, kinh nghiệm cho bà con. Trước khi ra về, chị không quên dặn dò thật kỹ những kỹ thuật để khắc phục các tồn tại, thậm chí chị còn viết ra giấy thật cặn kẽ.

Anh Nguyễn Nhẫn (Sơn Thủy) cho biết, được trạm khuyến nông huyện vận động và hỗ trợ, anh quyết định tham gia thử nghiệm mô hình trồng hoa để phát triển kinh tế. Ngoài tiền củ giống được trợ giá, anh còn được trạm cử cán bộ theo sát giúp đỡ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trạm Khuyến nông - lâm – ngư huyện A Lưới hiện có 16 cán bộ, trong đó có 14 cán bộ phụ trách chuyên môn. Năm 2017, trạm đã tổ chức được 74 lớp kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt với hơn 2.700 lượt người tham gia. Ngoài tiếp tục phát triển các mô hình như trồng lúa nước, hoa màu và cây cao su, trạm còn phát triển và nhân rộng một loạt mô hình mới như: trồng hoa ly và tuylip, sản xuất giống lúa xác nhận, thâm canh ngô lai…Với đề án chăn nuôi bò, trạm đã phối hợp rà soát kết quả được 260 con/62 hộ, diện tích cỏ trồng 2,8 ha đạt trên 50% và đang tiến hành làm chuồng trại đạt 90%.

Chị Thắng tâm sự, mô hình trồng hoa cao cấp mới được trạm triển khai thử nghiệm 2 năm trở lại đây nên cần phải quan tâm hướng dẫn bà con thật cụ thể mới thu được kết quả tốt, tạo tiền đề để nhân rộng đại trà. Vì là mô hình mới nên ban đầu nhiều hộ dân còn e ngại, dè chừng, chị đã từng phải cùng anh em cán bộ trạm đi đến từng nhà để động viên, khích lệ.

Những hộ tham gia được “chọn mặt gửi vàng” là những gia đình cầu tiến, có tinh thần vượt khó phát triển kinh tế. Năm nay, trạm đã tiến hành tham quan thực nghiệm tại Đà Lạt để tìm nguồn cung cấp mới về nguồn giống hoa, chủ động về giá và chất lượng thay vì phụ thuộc như trước.

Tương tự, lúc trạm triển khai mô hình chuyển đổi trồng lúa Ra dư từ đồi xuống ruộng nước, nhiều bà con vẫn hoài nghi, e ngại. Biết rõ để thay đổi thói quen canh tác truyền thống không dễ dàng, nhưng tập thể cán bộ trạm vẫn quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Trong quá trình triển khai, một số hộ vẫn tự ý trồng theo kinh nghiệm bản thân khiến quá trình sinh trưởng cây lúa chậm, biết rõ đây là trường hợp “khó”, trạm liền cắt cử một cán bộ phối hợp theo sát, “ăn ngủ” cùng dân để theo dõi và can thiệp kịp thời. “Mưa dầm thấm lâu”, bà con rất quý và hoàn toàn tin tưởng anh em của trạm.

“Công tác khuyến nông vùng cao phải làm bằng cái tâm, đòi hỏi kiên trì và nhiệt huyết. Bà con nơi đây nhận thức, trình độ chưa cao nên đôi khi khó tiếp nhận cái mới, cái tiên tiến. Cán bộ trạm phải thật sự gần gũi, thân quen mới được người dân tín nhiệm.”, chị Thắng chia sẻ.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
9X vùng cao khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ

Tốt nghiệp ngành Hướng dẫn viên du lịch, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, sau khoảng thời gian khủng hoảng do dịch COVID-19, Hồ Viết Ái Duy (sinh năm 1997, dân tộc Pa Cô, trú thôn Âr Kêu Nhâm, xã Quảng Nhâm) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ an toàn sinh học.

9X vùng cao khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ
Không cam chịu khi bị bạo hành

Bạo lực gia đình (BLGĐ) trở thành nỗi ám ảnh của phụ nữ vùng cao A Lưới. Các cấp hội phụ nữ và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, nhằm thay đổi nhận thức, hướng tới “nói không với BLGĐ”.

Không cam chịu khi bị bạo hành
Khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân vùng cao A Lưới

Ngày 11/11, Hội Nhi Khoa tỉnh phối hợp với Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở Y tế tỉnh, Huyện Đoàn A Lưới tổ chức khám bệnh; tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn tại các xã miền núi, biên giới, huyện A Lưới.

Khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân vùng cao A Lưới
Nhiệt tâm của thầy giáo trẻ nơi vùng cao A Lưới

Tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ở Trường ĐHSP Huế, năm 2017 thầy giáo trẻ Trần Đình Phương (sinh năm 1991) lên nhận công tác tại Trường THCS & THPT Hồng Vân (A Lưới). Từ xã Phú Mậu, Phú Vang đến Hồng Vân dài gần 100 cây số, thầy Phương vẫn miệt mài, say mê để thắp lửa tri thức cho học sinh vùng cao còn lắm gian nan nơi đây.

Nhiệt tâm của thầy giáo trẻ nơi vùng cao A Lưới
Return to top