ClockChủ Nhật, 06/11/2016 10:36

Những giáo viên nào cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2?

Năm 2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành các Thông tư liên tịch quy định định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông.

Việc xây dựng các Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông là thực hiện triển khai Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Theo đó, các Thông tư liên tịch nêu trên đã quy định danh mục các chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh nghề nghiệp, đồng thời hướng dẫn việc bổ nhiệm vào hạng và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, phổ thông.

Giáo viên nào cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2? (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành 4 hạng theo cấp độ từ thấp đến cao, gồm: viên chức hạng IV, viên chức hạng III, viên chức hạng II, viên chức hạng I.

Trên cơ sở nghiên cứu chung toàn ngành về nhiệm vụ, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực tế, khả năng thăng tiến nghề nghiệp và định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo trong tương lai, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với Bộ Nội vụ xếp đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông vào 3 hạng với mã số và tên gọi cụ thể như sau:

- Giáo viên Mầm non hạng II: mã số V.07.02.04

- Giáo viên Mầm non hạng III: mã số V.07.02.05

- Giáo viên Mầm non hạng IV: mã số V.07.02.06

- Giáo viên Tiểu học hạng II: mã số V.07.03.07

- Giáo viên Tiểu học hạng III: mã số V.07.03.08

- Giáo viên Tiểu học hạng IV: mã số V.07.03.09

- Giáo viên THCS hạng I: mã số V.07.04.10

- Giáo viên THCS hạng II: mã số V.07.04.11

- Giáo viên THCS hạng III: mã số V.07.04.12

- Giáo viên THPT hạng I: mã số V.07.05.13

- Giáo viên THPT hạng II: mã số V.07.05.14

- Giáo viên THPT hạng III: mã số V.07.05.15

Sau khi các Thông tư liên tịch nêu trên có hiệu lực, tất cả giáo viên hiện đang ở các ngạch giáo viên mầm non, Tiểu học, THCS, THPT đều được chuyển xếp vào các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng và được hưởng chế độ lương (hệ số lương và thời điểm tăng lương) như cũ mà không yêu cầu thêm bất cứ điều kiện nào khác.

Các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông nêu trên đã quy định rõ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng và về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông.

Trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, ngoài tiêu chuẩn về trình độ chuyên ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành giảng dạy còn có các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học theo các quy định mới nhất của Việt Nam.

Cụ thể là chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, chuẩn trình độ tin học theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Ví dụ, theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong các trường Tiểu học công lập: để đủ điều kiện nâng lương theo bậc học, giáo viên cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2 (tương đương bậc 2 trong 6 bậc, gồm: A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo khung trình độ chung châu Âu).

Quy định nêu trên được áp dụng đối với giáo viên hạng II và III đang giảng dạy trong các trường Tiểu học công lập.

Theo đó, giáo viên hạng II có bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngành Tiểu học hoặc Đại học Sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Giáo viên hạng III có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm ngành Tiểu học hoặc Cao đẳng Sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Những giáo viên có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ các bậc theo chuẩn hoặc trên chuẩn được miễn thi tin học, ngoại ngữ khi thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tùy thuộc vào việc quy đổi tương đương theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng (nếu có).

Theo Giáo dục Việt Nam

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top