ClockThứ Ba, 01/12/2015 03:45

Những phù điêu thơ mộng

TTH - Lãng đãng trong thế giới của thơ trước khi bước chân vào Trường đại học Mỹ thuật Huế, Quang đã tạo cho riêng mình những câu thơ đầy khí chất. Do có sẵn dòng máu thi ca, khi đang là sinh viên Khoa Điêu khắc anh đã làm một đề án về tượng đài Hàn Mặc Tử, dự định sẽ đặt trong một không gian ở quanh Đập Đá và rồi, tác phẩm về Hàn Mặc Tử ra đời trong không gian siêu thực, được đồng nghiệp đánh giá cao và để lại nhiều ấn tượng trong bạn bè.

Tác phẩm "Hẹn hò" của tác giả Nguyễn Văn Quang

Nguyễn Văn Quang tốt nghiệp Khoa Điêu khắc Trường đại học Mỹ thuật Huế năm 2011, nhưng anh cứ bôn ba theo theo nghiệp dĩ của thơ và đã xuất bản ba tập thơ: Vay mượn trần gian (năm 2005), Gió trần gian (năm 2012) và Trở dạ (năm 2014).

Vẫn độc thân dù đã vào tuổi “tri thiên mệnh”, nhưng ở tuổi này lại thấy Quang lao động nghệ thuật rất cần mẫn. Một loạt tác phẩm của anh ra đời sau những trăn trở, những lao nhọc để cho mọi người và cuộc đời có thêm những cái đẹp. Điều kỳ lạ là những tác phẩm của Quang luôn hướng đến tình yêu, hạnh phúc của con người trong khi chính bản thân anh lại đang đi tìm một nửa cho chính mình, hay có thể trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân, anh đã tưởng tượng ra những buổi hẹn hò cho chính mình.

“Hẹn hò” cũng là tên một tác phẩm của Nguyễn Văn Quang, gồm hai hình thể quyện vào nhau mềm mại được sưởi ấm bởi ngọn lửa hình giọt nước trong một không gian mơ mộng, một mảnh trăng khuyết tượng trưng cho phái âm đang vắt mình bên một bờ vai để tạo thêm chất lãng mạn trong bề mặt kim loại vốn dĩ trơ lì. “Hẹn hò” là một tác phẩm mang dáng vẻ siêu thực.
Tác phẩm “Tình yêu” bằng chất liệu đồng, gồm một đôi nam nữ tay trong tay đang song hành giữa cuộc đời, những hoa văn như những nốt nhạc tô vẻ thêm cho giai điệu đầm ấm.
“Gia đình mèo” là một tác phẩm thể hiện sinh động những dáng điệu và ánh mắt tinh anh, đó là chính thần thái của tác phẩm để đem lại chất dã thú trong tác phẩm này.
Còn tác phẩm “Hạnh phúc” được tác giả thể hiện bằng hai trái tim đan vào nhau, nhưng được bao quanh bởi những vết hằn, những rạn nứt giữa bão tố cuộc đời.
“Bạch long mã” là tên của tác phẩm thể hiện sức mạnh của chú ngựa đang tung vó, được tác giả thể hiện thành công với những chi tiết rất công phu.
Hình ảnh thiếu phụ trong trang phục xưa, tai đeo khuyên, đang thả hồn theo tiếng đàn tranh giữa một khung trời hoài niệm, như gợi nhắc về một nỗi niềm của chính tác giả đã thổn thức trong những đêm vắng bên cổ thành. “Tiếng lòng” đặc tả trọn vẹn nỗi nhớ về một kỷ niệm đẹp mà hầu như trong đời người ai ai cũng sẽ trải nghiệm.
Dù mê thơ nhưng không bỏ các hoạt động xã hội, anh tham gia vào các dự án du lịch ở Bà Nà. Được biết trước khi bước chân vào Trường đại học Mỹ thuật Huế, anh từng đậu đại học, rồi đi bộ đội, giải ngũ về làm Bí thư Đoàn phường Phú Thuận, làm Hội chữ thập đỏ; thời gian làm Hội chữ thập đỏ anh là một trong những người tình nguyện hiến máu nhiều nhất; đã có Huy chương Chiến sĩ vẻ vang của Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đang ở trong quân ngũ và nhiều bằng khen về thành tích hiến máu nhân đạo. Ai ngờ rằng, bên trong con người có dáng gầy và da sạm nắng ấy lại tiềm ẩn một sức mạnh, một đam mê nghệ thuật, lại là loại hình nghệ thuật phải cần có thể lực. Anh đang dự định làm một loạt chân dung các văn nghệ sĩ, có điều để có chất liệu để tạo ra các tác phẩm chất lượng rất cần sự hỗ trợ tài chính của những nhà hảo tâm.
Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, có thể nói môn gò là khó nhất, đặc biệt là khối gò cao trong các tác phẩm phù điêu là rất khó để thành công, nhưng Nguyễn Văn Quang đã thể hiện được điều đó trong tác phẩm của mình. Trong các tác phẩm phù điêu của Quang có những vết loang, những khối mảng, những đường nét chi chít như kỹ thuật mache trong sơn dầu, để thể hiện được kỹ thuật đó trong tác phẩm của mình, tác giả đã tự chế bộ đồ nghề tinh tế và phong cách thể hiện cho riêng mình. Một điều đặc biệt là màu sắc, mùi hương và dấu ấn thời gian trong các phù điêu của anh được tạo ra từ khói của những cây có mủ, nhựa như thông và một số cây cỏ tạo hương mà anh đang nghiên cứu. Để tạo chất cho một tác phẩm phù điêu, tác giả phải mất hơn nửa ngày để nung, đốt.
Nghệ thuật là vậy, phải từ những lao nhọc mới cho ra đời những đóa hoa đẹp. Với nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quang, những tác phẩm phù điêu của anh thơ mộng như cuộc đời một người nghệ sĩ.
Lê Huỳnh Lâm
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử

Nếu tôi không nhầm, thì tiểu thuyết “Vầng trăng Him Lam” của Châu La Việt là một trong ít tác phẩm sớm nhất hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024).

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top