ClockThứ Năm, 08/12/2016 14:16

“Phá” phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ

TTH - Sau 3 năm (2014 – 2016), bằng những giải pháp quyết liệt, tổng đàn bò chất lượng cao trên địa bàn huyện Phong Điền đã tăng lên gấp đôi, với gần 6.500 con.

Các xã vùng gò đồi rất thích hợp để phát triển đàn bò

Ở xã Phong Hiền, đàn bò từ 27 con nay đã tăng lên hơn 400 con. Ông Trương Văn Đông, trú thôn Gia Viên và ông Hoàng Tánh, trú thôn Cầu Xá là hai trong nhiều hộ dân có số lượng đàn bò lớn của xã, trung bình mỗi hộ có từ 20 đến 30 con. Ông Tánh cho biết: “Lúc đầu gia đình chỉ nuôi 3 đến 5 con, nhưng sau khi có chủ trương phát triển đàn bò và được hỗ trợ vốn, kỹ thuật của huyện, chính quyền địa phương, đàn bò của gia đình đã tăng lên 30 con. thay vì thả bò vào rừng, người dân đã đầu tư chuồng trại nuôi nhốt, trồng thêm cỏ voi làm thức ăn dự trữ cho bò trong mùa rét. Một số hộ dân còn lập tổ nhóm, nuôi nhốt bò chung, luân phiên giữ bò để thuận tiện cho việc chăm sóc”.

Với lợi thế đồng cỏ, xã Phong Xuân cũng là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển, nâng cao chất lượng đàn bò. Ông Nguyễn Bá Lành, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đến nay, xã đã phát triển đàn bò lên 850 con, với gần 200 hộ nuôi. nhiều hộ mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi bò đàn”.

“Dự án phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện Phong Điền, giai đoạn 2014 – 2016”, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 49 tỷ đồng là cú hích, tạo đà cho đàn bò ở huyện Phong Điền phát triển nhanh. Để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, quan điểm của huyện là không triển khai ồ ạt tại tất cả các xã, thị trấn mà thực hiện theo lộ trình, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tạo hiệu quả vững chắc về kinh tế lẫn xã hội, giúp người dân hình thành tập quán sản xuất mới.

Ông Nguyễn Bá Huy, cán bộ phụ trách chăn nuôi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho biết: “Năm 2014, có 326 hộ dân các xã Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, Phong Hiền... tham gia dự án và đến nay đã phát triển trên 1.000 con bò lai nhóm Zebu (được tạo từ các nhóm bò có nguồn gốc từ Mỹ, Pakistan); cho sinh sản được hơn 800 bê lai. đến cuối năm 2016, Phong Điền sẽ nâng tổng đàn bò lên 6.500 con”. đàn bò không chỉ tăng về số lượng mà còn bảo đảm trọng lượng và chất lượng thịt.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền - Nguyễn Văn Dũng thông tin: “Ngoài con giống, kỹ thuật, người tham gia dự án đều được hỗ trợ chênh lệch lãi suất ngân hàng vay mua bò giống, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ”.

Ông Trịnh Đức Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: Đối với các xã vùng gò đồi Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Thu... huyện tiếp tục chỉ đạo tập trung phát triển chăn nuôi bò trang trại, kết hợp với bố trí quỹ đất để làm bãi chăn thả và trồng thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi. khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ chăn nuôi mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện đầu tư các điểm giết mổ tập trung tại các chợ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm từ gia súc. Phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% trong sản xuất nông nghiệp”.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh

Trong điều kiện dịch bệnh đang hoành hành thì chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), hữu cơ là hướng đi tất yếu đối với các tổ chức, hộ cá nhân.

Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh
Return to top