ClockThứ Sáu, 28/05/2021 15:11

Sáng tác và hát nhạc tiếng Tà Ôi

TTH - Với mong muốn quảng bá văn hóa dân tộc, Viên Xuân Sư cùng những người con Tà Ôi tại xã A Roàng (A Lưới) đã sáng tác và biểu diễn những ca khúc song ngữ tiếng Tà Ôi - tiếng Kinh.

Giữ hồn dân tộc qua tiếng mẹYêu Zèng

Viên Xuân Sư (người thứ 2, từ trái sang) cùng các bạn chung mong muốn quảng bá văn hóa địa phương. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sinh ra trong gia đình không có ai am hiểu âm nhạc nhưng từ những năm học THPT, chàng trai Tà Ôi Viên Xuân Sư đã nhận ra niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng trong mình. Vừa học vừa kiếm việc làm thêm, Xuân Sư vừa tập tành viết nhạc, cố gắng bước chân vào Học viện Âm nhạc Huế.

3 năm miệt mài trên giảng đường, con đường mà Viên Xuân Sư chọn lựa ngày càng gian nan. Bởi rằng kinh tế khó khăn, ruộng nương không đủ để nhà anh cùng một lúc chăm lo cho 3 người theo học đại học. Chàng trai A Lưới đành gác lại giấc mơ, rời giảng đường học viện. Anh kể: “Lúc đó thầy cô, bạn bè động viên mình rất nhiều. Rất đau lòng, dù đã vượt 3/4 chặng đường nhưng thật sự  mình không còn lựa chọn nào khác”.

Trở về quê hương, Viên Xuân Sư làm đủ mọi việc để viết tiếp giấc mơ âm nhạc theo một hướng khác. Anh nói: “Với mình, cuộc sống không thể thiếu âm nhạc, cũng giống như bữa ăn không thể thiếu cơm, thiếu muối. Cũng trong thời gian này, mình muốn gửi tình yêu đến quê hương, nơi dù khó khăn, vất vả nhưng vẫn vô cùng ấm áp tình người”.

Cùng những chàng trai, cô gái Tà Ôi chung nhịp đập với tình yêu quê hương, Viên Xuân Sư  và các bạn trẻ như Thìn Aka, Viết Lăng, Trần Châu, Hậu Enlờcêca, Xuân Khiên và Mười Nguyễn đã sáng tác, quảng bá văn hóa của địa phương thông qua những ca khúc song ngữ tiếng Tà Ôi – tiếng Kinh. Trong đó, nhiều bài hát đã để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ bởi lời ca giản dị mà còn ở giai điệu mang hơi thở đậm chất núi rừng.

“Một miền rừng xanh đất trời bao la. Một miền sơn cước vĩ hùng hoang vu. Từ xa xưa, từ rất lâu đời, vẫn luôn gìn giữ những điều tốt đẹp, muôn ngàn tâm tình”. Lời bài hát “Tết về miền núi” ca ngợi quê hương gần gũi nhưng cũng rất mới lạ. Xen giữa tiếng đàn, thanh âm của nhạc cụ hiện đại, tiếng Tà Ôi vang lên vô cùng hài hòa, trong trẻo...

Trong khi bài hát “Tết về miền núi” rộn ràng, tươi vui bởi không khí nhộn nhịp trong những ngày đầu năm mới thì lời ca “Xin trời đừng mưa” lại là tiếng lòng thổn thức của những người con vùng cao. Bài hát ra đời khi cơn lũ tràn về, cuốn trôi trâu bò, hoa màu và hy vọng vào một vụ mùa no đủ: “Ó dzưng mi bo chêng dzi dzập, cah dzưng vê băr nghi sấp, đing đạc chêng âr rah, ặt clong cinh âr loang. Ó dzưng mi bo chêng dzih âr câh, cah dzưng vê âl lâng âl rang, o he a rộ chô, a dô he bơ. Xin trời đừng mưa ướt hết rồi chẳng còn gì để mà thay, nhà cửa đã ngập hết, chìm đắm trong nước. Xin trời đừng mưa sạt lở hết rồi, chẳng còn đường để mà đi, cuộc sống thêm nghèo khó, trời ơi xin đừng mưa”.

Bạn trẻ Thìn Aka chia sẻ: “Hình ảnh có thể không sắc nét, ca từ và nhạc điệu có thể không đặc sắc. Nhưng bài hát là những cảm xúc rất thật của chúng mình khi lũ lụt tràn về vào năm 2020”.

Tự nhận những ca khúc của mình là các sản phẩm âm nhạc “cây nhà lá vườn”. Nhưng với các bạn trẻ, mỗi MV là một câu chuyện gần gũi nhất, chân thật nhất trong cuộc sống hàng ngày. Viên Xuân Sư cho biết: “Chúng mình đã lập kênh Youtube Miền núi entertainment để mang những ca khúc đến gần hơn với mọi người. Vì thế, những bài hát sẽ vừa có tính chất giải trí, vừa mang những hình ảnh bình dị và gần gũi như ruộng nương, con người, những câu nói chân chất của đồng bào Tà Ôi đi xa hơn”.

Hiện tại, kênh Youtube Miền núi entertainment đã có gần 6,3 nghìn người đăng ký. Với mong muốn giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào Tà Ôi, trong thời gian tới, các bạn trẻ A Roàng sẽ tiếp tục dàn dựng những clip chất lượng hơn, những sản phẩm âm nhạc bài bản hơn để quảng bá văn hóa địa phương.

Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi

Bỏ ra gần 23 năm sưu tầm, khảo cứu (từ năm 2001), đến cuối năm 2023, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho xuất bản cuốn “Đặc khảo về tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi ở Việt Nam” (Nxb Thanh Niên, tháng 11/2023). Sách dày 145 trang, đặc biệt có rất nhiều ảnh tư liệu in màu, minh họa cho các nội dung, nên sách càng tăng tính mỹ thuật và giá trị nghiên cứu.

Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi
Bài thơ đô thị Huế

Cuộc thi “Thơ Huế 2023” do Tạp chí Sông Hương tổ chức với mục đích truyền và góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương “trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Bài thơ đô thị Huế
Năm của văn học nghệ thuật Huế

Trong năm 2023, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã hoạt động sôi nổi song hành cùng những sự kiện đáng chú ý của văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh nhà.

Năm của văn học nghệ thuật Huế

TIN MỚI

Return to top