ClockThứ Hai, 03/02/2020 07:00

Sức bật từ nông thôn mới

TTH - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, huyện Phong Điền có 3 xã (Phong Hải, Điền Lộc và Điền Hải) được công nhận xã NTM. Xã Điền Hòa đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, Điền Hương đạt 15/19 tiêu chí, Điền Môn đạt 17/19 tiêu chí và đây là 1 trong 2 xã được huyện Phong Điền giao nhiệm vụ hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM trong năm 2020.

Nhiều hoạt động của cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mớiThượng Quảng chính thức được công nhận xã nông thôn mới

Được xem là trung tâm của vùng Ngũ Điền, cuối năm 2016, Điền Lộc được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Từ nguồn vốn của chương trình, Điền Lộc vận dụng đầu tư, lồng ghép huy động sức dân chung tay đóng góp cho nông nghiệp, nông thôn, tạo tiền đề để địa phương nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn khang trang, sạch đẹp.

Ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Điền Lộc cho biết: Sau khi hoàn thành xây dựng NTM,  tập trung nâng chuẩn, đến nay 100% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 45 triệu đồng/người/năm, đời sống tinh thần, vật chất của người dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, còn chưa đến 4,5%...

Xuân Canh Tý 2020 là mùa xuân đầu tiên xã Điền Hải đón tết trong niềm vui về đích NTM.

Cây quật - được nhiều người lựa chọn để chơi ngày tết

Phát huy tiềm năng

Các xã vùng Ngũ Điền đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh như hệ thống đất cát ven biển để phát triển nuôi trồng thủy sản. Diện tích rau màu theo hướng VietGAP, rau hữu cơ đã có chỗ đứng trên thị trường ở Điền Lộc. Ném Điền Môn, mướp đắng ở Điền Hải; khai thác thủy hải sản trên biển, vùng phá Tam Giang của ngư dân Phong Hải, Điền Hòa... được chọn làm khâu đột phá trong việc phát triển kinh tế và giải bài toán thu nhập cho người dân.

Ông Đặng Hữu Danh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Điền Môn cho biết: Chúng tôi hiện đang xây dựng nhãn hiệu “Ném Điền Môn” và đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, hệ thống tưới tiêu để hình thành vùng chuyên canh trồng ném tập trung. Đây cũng là cây chủ lực để xã xây dựng sản phẩm OCOP.

Với lợi thế về thổ nhưỡng, cây ném Điền Môn đang không ngừng gia tăng về diện tích, hiện đã đạt con số 40ha với hơn 100 hộ tham gia trồng, mỗi ha cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm.

Xã Điền Lộc hàng năm đưa vào gieo trồng hơn 50 ha cây rau màu trên cát như xà lách, tần ô, ngò, cải..., mang lại thu nhập ổn định cho khoảng 300 hộ dân. Hiện, Điền Lộc đang phát triển mô hình trồng các loại rau theo quy trình chuẩn VietGAP.

Trong quy hoạch tổng thể nuôi tôm trên cát huyện Phong Điền với diện tích gần 900 ha tập trung ở các xã vùng Ngũ Điền, hàng năm  đưa vào nuôi khoảng 300 ha… Hiện nay, Phong Điền đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi, điện lưới, hệ thống ao xử lý nước thải… cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và huyện đang hướng tới nuôi tôm bền vững.

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền thông tin: Với lợi thế có khoảng 600 ha mặt nước đầm phá và 16 km bờ biển thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, đồng thời phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ, ngoài ra, vùng Ngũ Điền đang có lợi thế về một số cây trồng chủ lực như rau, ném. Ngũ Điền sẽ là vùng động lực để phát triển kinh tế-xã hội...

Bài, ảnh: Tiến Dũng - Vĩnh Hào

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Return to top