Thế giới Thế giới
Thái Lan đẩy mạnh cải cách quản lý lao động nhập cư
Bộ Lao động Thái Lan đang soạn thảo một lộ trình cải cách quản lý người lao động nhập cư.
![]() |
Lao động Campuchia tại Thái Lan. Ảnh Reuters |
Trong cuộc họp trực tuyến với sở lao động của 18 tỉnh gần đây, Phó Bí thư Thường trực Bộ Lao động Thái Lan Suvit Sumala nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách quản lý của lao động nhập cư.
Ông Suvit cho biết, Bộ Lao động đang soạn thảo một lộ trình cải cách quản lý người lao động nhập cư, đồng thời muốn tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc nhập khẩu lao động thông qua biên bản ghi nhớ (MOU).
Chính phủ Thái Lan đã ký kết biên bản ghi nhớ song phương với Campuchia, Lào và Myanmar nhằm quản lý lao động di cư xuyên biên giới, vấn đề buôn bán người lao động nhập cư, lao động cưỡng bức và lao động trẻ em ở Thái Lan.
Đây là một bước tiến lớn trong việc giải quyết vấn đề lao động và buôn bán người. Vấn đề lao động cưỡng bức và buôn người có liên quan chặt chẽ với lao động nhập cư, vì một số lao động nhập cư bất hợp pháp có nguy cơ là nạn nhân của nạn buôn người.
Hiện nay, Thái Lan cũng đang đẩy mạnh quá trình xác minh quốc tịch cho người lao động di cư; triển khai chương trình quản lý lao động nhập cư không có giấy tờ thông qua việc tổ chức đăng ký cấp phép lao động cho họ. Điều này sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc khai thác lao động nhập cư một cách có hệ thống.
Những người đăng ký đủ điều kiện, sẽ được phép làm việc và sinh sống tạm thời ở Thái Lan, với quyền tiếp cận các lợi ích an sinh và y tế xã hội. Tất cả các lao động nhập cư được hưởng sự bảo vệ bình đẳng theo pháp luật lao động Thái Lan bao gồm Đạo luật Quan hệ Lao động năm 1975 và Luật Bảo hộ lao động năm 1998./.
Theo VOV
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo (31/01)
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 (31/01)
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN (31/01)
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia (31/01)
- ‘Lá nhân tạo’ sản xuất năng lượng từ không khí và ánh nắng (31/01)
- Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới (31/01)
- Top 10 điểm du lịch hàng đầu trong năm 2023, Hội An xếp thứ hai (30/01)
- Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023 (30/01)
-
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- ‘Lá nhân tạo’ sản xuất năng lượng từ không khí và ánh nắng
- Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới
- Top 10 điểm du lịch hàng đầu trong năm 2023, Hội An xếp thứ hai
- Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
- New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
-
WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit