Thế giới

Du lịch toàn cầu vẫn còn khó

ClockThứ Bảy, 24/07/2021 10:01
TTH.VN - Bất chấp “những đám mây đen” của đại dịch COVID-19 vẫn đang bao trùm lên thế giới, vào thời gian mùa hè như hiện nay, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng cả ở trong nước và quốc tế đều được nhận định sẽ sớm tăng lên nhanh chóng.

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 4 nghìn tỷ USD do ảnh hưởng của đại dịch lên ngành du lịchPhục hồi ngành du lịch hàng không toàn cầu vào năm 2023 “là hợp lý”Moody’s: Triển vọng ngành hàng không toàn cầu dần khởi sắcDù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020

Du lịch toàn cầu chịu nhiều thiệt hại gây nên do dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Tuy nhiên, sự sụp đổ của du lịch quốc tế vào năm 2020, với mức giảm 74% ghi nhận trong thời gian này hiện vẫn chưa phục hồi. Theo báo cáo mới của Liên Hiệp quốc, đến nay, năm 2021 vẫn nhìn thấy tình hình không mấy khả quan hơn đối với hầu hết các điểm đến, nhất là khi mức giảm trung bình toàn cầu chạm ngưỡng 88% so với giai đoạn tiền đại dịch.

Vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn, nhất là khi đại dịch vẫn đang hoành hành trên khắp các khu vực của thế giới. Cụ thể, hơn 4 triệu ca tử vong đã được ghi nhận và con số này hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres chia sẻ: “Vaccine mang lại một tia hi vọng, nhưng phần lớn thế giới vẫn đang nằm trong bóng tối. Virus đang vượt trội hơn so với mức độ phân phối vaccine. Đại dịch này rõ ràng là còn lâu mới kết thúc”.

Trong một diễn biến liên quan đến du lịch, nội dung báo cáo mới của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) về “COVID-19 và du lịch” cảnh báo, vaccine là một phần quan trọng của giải pháp, mặc dù không có độ chắc chắn đáng kể”.

Rõ ràng việc tiêm chủng đã hỗ trợ làm giảm sự lây lan của đại dịch, đặc biệt ở Mỹ, Israel và Tây Âu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt vaccine, sự lộn xộn còn tồn tại trong khâu phân phối và nhiều vấn đề khác vẫn đang gây khó khăn cho một số quốc gia như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.

Hơn nữa, nhưng hạn chế du lịch thay đổi liên tục đã và đang làm giảm lợi ích và sự thu hút của nhiều điểm đến.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) báo cáo rằng, các điểm đến quốc tế quan trọng như Thái Lan đã chứng kiến lượng khách giảm 83%, Indonesia 74%, Thổ Nhĩ Kỳ 73% và Jamaica 67%... Không cần phải giải thích quá nhiều, hoàn toàn có thể thấy rằng du lịch đã tạo nên động lực kinh tế quan trọng của nhiều nước trên toàn thế giới.

UNWTO báo cáo rằng, cho đến năm 2023 hoặc muộn hơn, các chuyên gia du lịch nhận định sẽ không thấy “sự trở lại của số lượt khách du lịch cao như giai đoạn tiền COVID-19”. Trên thực tế, gần một nửa trong số những người được hỏi nhận định rằng du lịch có thể tăng trưởng và phát triển trở lại về mức của năm 2019 vào năm 2024. Nhóm các chuyên gia cũng cho biết thêm rằng măc dù du lịch trong nước vẫn tăng lên, song tình hình sẽ khó cải thiện và giúp ích được nhiều cho các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào du lịch quốc tế.

Về một kịch bản lạc quan hơn, nhóm chuyên gia dự đoán lượng du lịch sẽ giảm 63%. Dựa trên mô hình này, mức suy giảm về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chẳng hạn ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rơi vào khoảng 6,3%; Ireland 4%; Pháp 2,3%, Hàn Quốc 2,7% và Mỹ 1,5%.

Nhìn chung, doanh thu từ khách du lịch trên thế giới giảm 1 nghìn tỷ USD, dẫn đến hệ số âm cũng được ghi nhận cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp và xây dựng, tạo ra khoản thiệt hại 2,5 nghìn tỷ USD trong GDP.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Return to top