Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pixabay
Theo đó, IFC đã tài trợ 2 tỷ USD và huy động 1,4 tỷ USD từ các nhà đầu tư khác trong năm tài chính nói trên, sự hỗ trợ của IFC cho phép các doanh nghiệp tạo ra hơn 550.000 việc làm, phân phối điện cho 4,4 triệu người, cung cấp nước cho 9,6 triệu người, đồng thời cải thiện sinh kế của hơn 710.000 nông dân.
Đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu kinh doanh ngày càng gia tăng ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng lớn; đồng thời, khu vực này cũng góp phần lớn vào khí thải nhà kính toàn cầu và dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của thiên tai và khí hậu.
"Khi đối mặt với các nguồn lực hạn chế của các quốc gia, IFC tích cực tìm kiếm các giải pháp trong tất cả những nguồn tài chính có thể, cũng như sự đổi mới và chuyên môn để giúp đáp ứng những thách thức của họ", tờ Devdiscourse ngày 5/10 dẫn lời ông Vivek Pathak, Giám đốc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của IFC cho hay.
Bên cạnh đó, "IFC đang mở khóa cơ hội tại các thị trường mới nổi, đồng thời tạo ra việc làm với mục đích đạt được tính bền vững thông qua chi phí thấp hơn và cung cấp dịch vụ hiệu quả trong các lĩnh vực then chốt như tài chính, cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục", ông Vivek Pathak nói thêm.
Được biết, các hoạt động của IFC đã và đang hỗ trợ việc thúc đẩy sự phát triển của trái phiếu xanh trong khu vực.
Ở Việt Nam, IFC đã hỗ trợ khoản vay trị giá 15,3 triệu USD cho một trong những công ty nước tư nhân đầu tiên, Công ty DNP Water, để tăng cường cơ hội sử dụng nước sạch cho các hộ gia đình và cư dân khu vực đô thị.
Ngoài ra, do khu vực tư nhân đóng góp 90% tổng số việc làm trong khu vực, IFC đã và đang tăng cường sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm thúc đẩy tạo việc làm, là chìa khóa để giảm đói nghèo trong khu vực.
Tại Lào, IFC và ngân hàng TMB của Thái Lan đã hợp tác để cung cấp 9,1 triệu USD tài trợ cho ngân hàng ACLEDA Bank Lào, giúp ngân hàng này tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu. Sự hỗ trợ của IFC đối với các ngân hàng trên khắp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được ước tính đã tạo ra hơn 16 triệu khoản vay cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, với giá trị tổng cộng ở mức 209 tỷ USD trong năm 2017.
Ngoài lĩnh vực tài chính, IFC tư vấn các Chính phủ và lĩnh vực tư nhân trong khu vực này tạo ra một môi trường tạo điều kiện cho kinh doanh và cải thiện các tiêu chuẩn bền vững. Vào cuối năm tài chính 2018, chương trình dịch vụ tư vấn của IFC ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương bao gồm 108 dự án đang hoạt động, với tổng trị giá lên tới 244,1 triệu USD.
Trong năm tài chính 2019, với sự phối hợp cùng các tổ chức thành viên khác của WBG, trọng tâm chiến lược của IFC tiếp tục sẽ là tối đa hóa tài chính tư nhân để giải quyết những thách thức phát triển. Bằng cách làm việc với các Chính phủ về môi trường kinh doanh thân thiện và huy động các nguồn lực của WBG, IFC sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân vào ngành điện ở Myanmar, Philippines, Papua New Guinea, Lào và Việt Nam; trong lĩnh vực du lịch ở Indonesia, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Fiji, cũng như trong kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam,…
Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse & IFC)