ClockThứ Bảy, 05/01/2019 06:19

Kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm hơn vào cuối năm 2018

TTH.VN - Hãng tin Reuters ngày 4/1 cho hay, các nền kinh tế hàng đầu châu Âu kết thúc năm 2018 yếu hơn so với khởi đầu, khi các cuộc khảo sát kinh doanh chỉ ra sự tăng trưởng chậm hơn, mối quan ngại về căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Nghị viện châu Âu phê chuẩn Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới EU - Nhật BảnPháp sẽ đánh thuế các tập đoàn công nghệ Mỹ từ đầu năm 2019Pháp, Đức kêu gọi ổn định ngân sách nông nghiệp EU sau Brexit

Một công nhân làm việc tại nhà máy thép lớn nhất châu Âu của tập đoàn công nghiệp Đức ThyssenKrupp AG ở thành phố Duisburg, phía tây Đức. Ảnh: Reuters

Các chỉ số của những nhà quản lý mua hàng chủ chốt từ khắp khu vực đồng euro cho thấy, đà tăng vẫn còn chậm trong tháng 12, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra quyết định đóng cửa chương trình mua trái phiếu trị giá 2,6 nghìn tỷ euro.

Cùng với sự xáo trộn trên các thị trường tài chính và những dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy hoạt động sản xuất ở Mỹ cũng như Trung Quốc giảm mạnh vào cuối năm 2018, dữ liệu được công bố ngày 4/1 là dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn.

“Nếu bạn nhìn vào xuất khẩu về khía cạnh GDP, khu vực đồng euro thực tế là nơi tiếp xúc nhiều nhất với nền kinh tế bên ngoài. Điều này sẽ có một tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của châu Âu, một điều không may sẽ tiếp tục xảy ra trong một vài tháng tới”, ông Peter Vanden Houte, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng euro nhận định.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng tổng hợp (PMI) của khu vực Eurozone trong tháng 12 giảm xuống 51,1 điểm, đánh dấu mức thấp nhất trong hơn 4 năm, từ mức 52,7 điểm vào tháng 11.

Bên cạnh đó, PMI lĩnh vực dịch vụ của khu vực đồng euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, ở mức 51,2 điểm từ mức 53,4 điểm, chịu ảnh hưởng do tăng trưởng kinh doanh mới chậm hơn.

Chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ và tổng hợp của 2 nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro là Đức và Pháp cũng giảm trong tháng 12, thấp hơn tất cả các dự báo trong một cuộc thăm dò của hãng thông tấn Reuters.

Đối với Italy, chỉ số PMI cho thấy, ngành dịch vụ của quốc gia này hầu như không tăng trưởng, sau khi nền kinh tế Italy thu hẹp trong quý III/2018.

Điều này chỉ ra rằng, nền kinh tế khu vực đồng euro, với mức tăng trưởng chỉ 0,2% trong quý III/2018, một tốc độ yếu nhất trong 4 năm, có thể chậm hơn nữa trong những tháng tới.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top