ClockThứ Bảy, 27/10/2018 14:29

Malaysia hạn chế nhập khẩu chất thải nhựa từ các nước đang phát triển

TTH.VN - Malaysia đang tiến hành các bước để hạn chế việc nhập khẩu chất thải nhựa, đang tràn ngập vào quốc gia này kể từ khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu phế liệu nước ngoài để tái chế, tờ The Japan Times ngày 27/10 dẫn lời Bộ trưởng Nhà ở Malaysia, bà Zuraida Kamaruddin cho biết.

Nhật Bản triển khai kế hoạch xử lý “núi chất thải nhựa”EU hỗ trợ Đông Nam Á quản lý hiệu quả chất thải nhựaNhật Bản tham vọng giảm 25% số lượng chất thải nhựa vào năm 2030Các nền kinh tế châu Á chung tay vào chiến dịch chống rác thải nhựaJakarta: Mỗi người thải khoảng 300 triệu túi nhựa/năm ra môi trườngChống lại ô nhiễm chất thải nhựaHàn Quốc đấu tranh giảm chất thải nhựa

Chất thải nhựa nằm bên ngoài một nhà máy tái chế bất hợp pháp ở thị trấn Jenjarom, Malaysia. Ảnh: Reuters

Quốc gia này sẽ loại bỏ dần dần việc nhập khẩu tất cả các loại nhựa, bao gồm cả nhựa “sạch” trong 3 năm tới, theo Bộ trưởng Zuraida Kamaruddin.

Malaysia đã trở thành điểm đến hàng đầu cho các nhà xuất khẩu chất thải nhựa như Mỹ và Anh. Quốc gia này đã tiếp nhận gần nửa triệu tấn chất thải nhựa từ 10 quốc gia xuất khẩu chất thải nhựa hàng đầu trong giai đoạn từ tháng 1-7.

Động thái trên được đưa ra sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải nhựa từ đầu năm nay. Được biết, Trung Quốc đã nhập khẩu 7 triệu tấn phế liệu nhựa hồi năm ngoái.

Bên cạnh đó, tại một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 26/10, bà Zuraida Kamaruddin cho hay, Malaysia sẽ ngừng cấp giấy phép mới đối với việc nhập khẩu chất thải nhựa.

“Chúng tôi sẽ hạn chế nhập khẩu chất thải nhựa từ các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, chúng tôi sẽ hạn chế việc nhập khẩu chỉ từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, đối với nhựa có chất lượng”, Bộ trưởng Nhà ở Malaysia nói thêm.

Mỹ, quốc gia xuất khẩu chất thải nhựa hàng đầu thế giới, đã gửi 178.238 tấn chất thải nhựa sang Malaysia từ tháng 1-7, gần gấp đôi số lượng được gửi sang điểm đến thứ hai là Thái Lan, theo cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hiệp quốc (LHQ) và Viện Công nghiệp Tái chế Phế liệu (ISRI). Trong khi đó, Anh xuất khẩu 1/4 chất thải nhựa của quốc gia này sang Malaysia.

Đáng chú ý, theo hãng thông tấn Reuters, hàng chục nhà máy đã được mở cửa ở Malaysia để xử lý chất thải nhựa, nhiều nhà máy không có giấy phép hoạt động, sử dụng công nghệ cấp thấp và những phương pháp xử lý có hại cho môi trường.

Bộ trưởng Zuraida Kamaruddin khẳng định, chính quyền sẽ có hành động để đóng cửa những nhà máy bất hợp pháp.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Japan Times)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập

Trước những chính sách tiền tệ mới của Ai Cập sẽ có tác động theo chiều hướng tích cực (ít nhất trong ngắn hạn) với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập lưu ý doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên nhập khẩu để chuẩn bị và làm rõ yêu cầu với sản phẩm của mình bởi các chính sách mới còn chưa được phía cơ quan chức năng Ai Cập quy định rõ ràng.

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top