ClockChủ Nhật, 25/09/2016 13:49

Đức: Thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ là cần thiết để đối phó với khủng hoảng

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 24/9 cho biết, có sự tiến bộ trong các hoạt động giải quyết cuộc khủng hoảng di cư mà châu Âu đang đối mặt.

Thủ tướng Anh cảnh báo sự nguy hiểm của "dòng di cư không kiểm soát được"EU nhất trí giành ngân sách cao hơn để giải quyết vấn đề di cưNgười tị nạn vẫn đổ về châu Âu, chính sách di cư của EU đã thất bại?

Trong đó, Thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ là rất cần thiết để đảm bảo đạt được những bước tiến xa hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng. 

Bà Merkel cho biết: "Chúng tôi đã đạt được nhiều bước tiến, cả việc liên quan đến các qui tắc và luật lệ trong tiến trình đăng kí tị nạn cũng như việc giảm số lượng người di cư đến". 

duc: thoa thuan eu-tho nhi ky la can thiet de doi pho voi khung hoang hinh 0
 Thủ tướng Đức Angela Merkel. (ảnh: temmybalogun.com.ng).

"Mục tiêu của chúng ta đó là dừng ngay dòng người di cư bất hợp pháp nhiều nhất có thể. Có sự đồng thuận rằng thỏa thuận EU - Thổ Nhĩ Kỳ và việc thực hiện thỏa thuận này là rất cần thiết", bà Merkel nhấn mạnh.

Thủ tướng Merkel cũng kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu cần phải thực hiện các cam kết chấp nhận 160.000 người di cư đang chờ đợi tại Thổ Nhĩ Kỳ-một trong điều khoản của thỏa thuận đã được nhất trí. 

Số lượng người di cư nói chung đến với EU đã giảm sau khi thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ được nhất trí, nhằm ngăn chặn dòng người di cư đổ đến châu Âu.  

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh EU cách đây một tuần cũng thống nhất tăng cường bảo vệ biên giới của Bungary với Thổ Nhĩ Kỳ và tăng cường hợp tác giữa cơ quan an ninh hai nước.  

Tuy nhiên hiện có sự chia rẽ lớn giữa Đức và một số nước Đông Âu trong việc chấp nhận hạn ngạch phân bổ người tị nạn của khối./. 

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Return to top