ClockThứ Bảy, 04/11/2017 15:08

Lỗ thủng Ozon đang thu hẹp dần về mức nhỏ nhất kể từ năm 1988

TTH.VN - Lỗ thủng khổng lồ ở tầng Ozon hiện đang được thu hẹp và đạt đến mức nhỏ nhất so với năm 1988 – Đây là tin tốt, hiếm có về môi trường hiện nay, các nhà khoa học tại NASA nhấn mạnh.

Kinh khí cầu quan trắc tầng Ozon đang được thả ra tại một trạm nghiên cứu tại Nam cực. Photo: Barry Becker/BOM/AAD

Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2017, lỗ thủng tầng ozon đang có độ rộng vào khoảng 7,6 triệu mét vuông, lớn gấp 2,5 lần so với diện tích của nước Mỹ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho hay, diện tích này đã giảm đi 1,3 triệu mét vuông so với năm ngoái, và đang có xu hướng thu hẹp dần.

Nguyên nhân dẫn đến sự thu hẹp của lỗ thủng này là do sự nóng lên bất thường của không khí tầng bình lưu làm cản trở sự bố chơi của các nguyên tố Chlorine và Bromine – là hai tác nhân chính gây ra sự suy giảm của tầng ozon. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc lỗ thủng tầng ozon được thu hẹp là do những nỗ lực mang tính toàn cầu của các chiến dịch cấm phát thải các chất phá hủy tầng ozon bắt đầu từ giữa những năm 1980.

Thông tin này được thông báo đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm lỗ thủng tầng ozon được phát hiện và công bố. Các nhà khoa học bắt đầu nhận thấy hợp chất chlorofluorocarbons( viết tắt là CFC – là hợp chất chứa các-bon, flo và clo) đang bào mòn tầng ozon tạivùng Nam cực vào những năm 1970. Từ năm 1980 đến 1990, lỗ thủng tầng ozon đã trở thành một vấn đề môi trường nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng của tất cả mọi người dân trên toàn cầu. Tầng ozon có khả năng bảo vệ con người trước những tác hại của tia cực tím. Do đó, khi tầng ozon bị suy giảm, các tia cực tím sẽ đi thẳng xuống trái đất gây mù mắt và các bệnh liên quan đến da, trong đó đặc biệt là ung thư da. Vào năm 1987, 24 quốc gia đã cùng nhau kí kết nghị định thư Montreal – một hiệp ước quốc tế hướng đến việc bảo vệ tầng ozon bằng việc loại bỏ dần các chất gây suy giảm tầng ozon. Đến nay, nghị định thư Montreal đã có 197 nước thành viên.

Vào năm 2014, các nhà khoa học của Tổ chức Liên Hiệp quốc đã vui mừng thông báo những thành công của nghị định thư Montreal trong nỗ lực thu hẹp lỗ thủng tầng ozon bằng việc hạn chế và loại bỏ dần việc sản xuất và sử dụng hợp chất có chứa CFC thường phát ra từ tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, và các loại bình xịt. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng khuyến cáo rằng các hợp chất CFC thường có khả năng tồn tại rất lâu trong không khí. Chúng có thể được lưu trữ trong bầu khí quyển hơn 100 năm, vì vậy, trái đất được dự báo cần hơn 53 năm nữa để có thể cân bằng được các hợp chất gây suy giảm và phục hồi được tầng ozonvề lại trạng thái trước những năm 1980.

Theo số liệu từ NASA, lỗ thủng tầng ozon được ghi nhận có diện tích lớn nhất vào năm 2000, đạt 11,5 m².

ThếVĩnh (lược dịch theo The Washington Post)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
ILO: Thu hẹp bất bình đẳng giới về lương quan trọng hơn bao giờ hết

Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tính trung bình trên toàn cầu, phụ nữ được trả lương thấp hơn khoảng 20% ​​so với nam giới. Trong khi các đặc điểm cá nhân như trình độ học vấn, thời gian làm việc, sự khác biệt nghề nghiệp, kỹ năng hoặc kinh nghiệm giải thích một phần cho sự chênh lệch lương theo giới, ILO khẳng định phần lớn là do sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính của một người.

ILO Thu hẹp bất bình đẳng giới về lương quan trọng hơn bao giờ hết
NASA và ESA hợp tác chống biến đổi khí hậu

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa quyết định hợp lực trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, một động thái mà 2 cơ quan này nhận định là sẽ mở đường cho một phản ứng toàn cầu đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

NASA và ESA hợp tác chống biến đổi khí hậu
Return to top