ClockThứ Tư, 05/12/2018 14:34

Đông Nam Á: Tăng trưởng GDP có thể chậm lại còn 5% vào năm 2019

TTH.VN - Tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực Đông Nam Á được dự báo ​​sẽ chậm lại còn 5% vào năm 2019, sau mức ước tính 5,3% vào năm 2018, do những căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như sự sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc, theo báo cáo mới nhất của Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW).

Đông Nam Á có thể đạt mức tăng trưởng 5 nghìn tỷ USDASEAN: Kinh tế kỹ thuật số trong SMEs thúc đẩy GDP lên tới 1 nghìn tỷ USDWB tăng triển vọng tăng trưởng GDP khu vực Đông Á năm 2018

Nhiều nền kinh tế trong khu vực là nền kinh tế mở cửa nhỏ và phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Ảnh: SBR

Trong quý III, tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức vừa phải trên hầu hết các nền kinh tế của Đông Nam Á, với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình chậm lại ở mức 4,8%, từ mức 5,2% trong quý II. Tuy nhiên, Việt Nam là ngoại lệ, bởi có mức tăng trưởng GDP đạt 6,9%, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Cũng theo báo cáo nói trên, nhiều nền kinh tế trong khu vực là nền kinh tế mở cửa nhỏ, phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.

Bản báo cáo nhấn mạnh, các nền kinh tế châu Á có mối quan hệ gần gũi nhất với Trung Quốc sẽ là chịu ảnh hưởng lớn nhất giữa căng thẳng thương mại, đó là Singapore và Malaysia.

Cụ thể, ICAEW dự báo GDP của Singapore và Malaysia sẽ giảm lần lượt là 1% và 0,4% đến năm 2020. Trong đó, Singapore được dự báo ​​sẽ chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất, với tăng trưởng GDP từ mức dự kiến ​​3,3% trong năm 2018, xuống còn 2,5% vào năm 2019. Mặt khác, Indonesia và Philippines sẽ tương đối không bị ảnh hưởng.

Trong một động thái liên quan, ICAEW khẳng định, họ kỳ vọng Việt Nam, Indonesia và Philippines sẽ nằm trong số 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.

 Lê Thảo (Lược dịch từ SBR)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top