ClockChủ Nhật, 17/03/2019 06:44

Người châu Á và niềm yêu thích với phương tiện truyền thông xã hội

TTH.VN - Đối với nhiều cá nhân, phương tiện truyền thông xã hội là nơi để giao tiếp với bàn bè cũ, bạn bè phương xa. Trong khi đó, với nhiều người khác, đây là nơi chia sẻ thông tin, kiến thức, đồng thời cũng là nền tảng để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về thế giới.

Việt Nam vào top 20 quốc gia đẹp nhất thế giớiTrẻ em & những nỗi lo từ phương tiện truyền thông xã hộiLo ngại gánh nặng tài chính, ngày càng nhiều người Hàn Quốc “sợ” kết hônASEAN: Nhiều tiềm năng cho mạng xã hội thương mại điện tử

Người philippines dành nhiều thời gian nhất cho các ứng dụng truyên thông xã hội. Ảnh: Nikkei News

Tờ ANN News ngày 16/3 đưa tin, ngay cả khi tin tức này đến với người đọc, ước tính có hơn một nửa dân số thế giới đang online (trực tuyến). Vào năm 2017, 250.000 người dùng mới đã tham gia vào thế giới Internet. Ngày nay, 45% dân số thế giới có sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, với con số biểu thị lên đến 4,39 tỷ người vào năm 2019, tăng 366 triệu người so với năm 2018.

Báo cáo mới nhất của Hootsuite và We Are Social chỉ ra rằng số lượng người dùng Internet đang chứng kiến mức tăng trung bình hơn 1 triệu người/ngày. Với các loại smartphone giá cả phải chăng mạng lưới Internet cùng kết nối di động được cải thiện, châu Á là một trong số những khu vực có số lượng người dùng Internet cao nhất thế giới. Trong đó, các ứng dụng truyền thông xã hội tiêu tốn một khoảng thời gian khá dài của khoảng 3,95 tỷ người dùng vào năm 2019. Ngoài ra, xem video trực tiếp cũng là một trong số những hoạt động yêu thích khác của 92% người dùng.

Năm thứ tư liên tiếp, người dân Philippines luôn đứng đầu danh sách là người dành nhiều thời gian nhất cho các ứng dụng truyền thông xã hội. Theo sau đó là người Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Vào năm 2019, mỗi người Philippines trung bình dành khoảng 4h12p/ngày để sử dụng và tham gia vào các nền tảng truyền thông xã hội, tăng 15p/ngày so với số liệu ghi nhận vào năm 2018.

Đứng cuối danh sách là người Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ nhất khi mỗi người dân xứ sở mặt trời mọc chỉ dành 36p/ngày cho các nền tảng truyền thông xã hội. Xếp trên là người dân Hàn Quốc với khoảng 1h12p.

Dữ liệu thu thập sau quá trình khảo sát cũng cho thấy rằng các ứng dụng được yêu thích nhất là Facebook và Whatsapp. Trên thực tế, Facebook vẫn đứng đầu khi thu hút khoảng hơn 2 tỷ người dùng trên toàn châu Á.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

TIN MỚI

Return to top