ClockThứ Ba, 18/12/2018 14:50

Thái Lan kêu gọi ASEAN tăng cường hợp tác trong các đặc khu kinh tế

TTH.VN - Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích 4 quốc gia láng giềng nắm bắt cơ hội từ thị trường hợp nhất ASEAN và hợp tác với tất cả 10 quốc gia thành viên để xây dựng nền kinh tế khu vực một cách bền vững.

Lào áp dụng ưu đãi thuế mới nhằm thúc đẩy đầu tưNhật Bản, Saudi Arabia nhất trí thành lập khu kinh tế đặc biệt

Một đặc khu kinh tế ở Thái Lan. Ảnh: Nation

Với những cơ hội mới, các đặc khu kinh tế (ĐKKT) đại diện cho một dự án trọng điểm, kết nối Thái Lan với các nước lân cận gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam – những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan Uttama Savanayana, các nước ASEAN có khoảng 1.000 ĐKKT, chiếm hơn 20% trong số 4.500 ĐKKT trên toàn cầu đóng tại 270 thành phố. Ông cũng cho biết, kế hoạch phát triển ĐKKT sẽ đóng góp 20% GDP ở mỗi quốc gia và tăng thu nhập của người lao động lên trung bình 8% mỗi năm.

“Dự án ĐKKT sẽ được phát triển để phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN”, ông Mr Uttama nhấn mạnh tại hội thảo “Kỷ nguyên mới của Đầu tư thế giới” tại Hội nghị thượng đỉnh đặc khu kinh tế các nước ASEAN.

Tại Thái Lan, chính phủ đã khởi xướng 10 ĐKKT tại các tỉnh biên giới vào năm 2015 và hiện đang phát triển thêm 2 ĐKKT ở Sa Kaeo và Songkhla. Trong khi đó, Lào có 15 ĐKKT và Myanmar có 20 ĐKKT. Malaysia điều hành 18 ĐKKT, 300 khu xúc tiến dịch vụ đặc biệt và 6 khu công nghiệp công nghệ. Đáng chú ý, Việt Nam có 18 ĐKKT, 292 khu xúc tiến dịch vụ đặc biệt và 3 khu công nghiệp công nghệ. Tại Singapore có hai ĐKKT, 2 khu công nghiệp sinh thái và 1 trung tâm công nghệ.

Theo Bộ trưởng Uttama, ASEAN nên đồng bộ hóa tất cả các khu công nghiệp thành một cơ sở sản xuất duy nhất và nhiều ĐKKT trong khu vực này có thể hỗ trợ nền kinh tế ASEAN. “Tất cả các thành viên nên hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để phát triển chuỗi giá trị công nghiệp, các khía cạnh kỹ thuật số và đổi mới để giảm thiểu khoảng cách bất bình đẳng trong khu vực, ông nhấn mạnh.

Theo Bangkok Post, chủ tịch tập đoàn Amata VN Plc cho biết tập đoàn này đã chi 3,4 tỷ baht đầu tư vào cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghiệp cho các hoạt động của Amata tại Việt Nam. Amata VN dự kiến sẽ đầu tư vào một thành phố thông minh tại Việt Nam và hợp tác với thành phố Yokohama của Nhật Bản vào năm 2019, và hợp tác với Hàn Quốc để phát triển một thành phố thông minh tại Việt Nam.

Chủ tịch Amata – bà Somhatai Panichewa nhận định rằng, Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp và quốc gia này có thể kết nối với Thái Lan, vì vậy các nhà đầu tư có thể mở rộng kinh doanh giữa Thái Lan và Việt Nam.

Amata VN đã đầu tư vào các chi nhánh Amata ở Biên Hòa, Hạ Long và Long Thành tại Việt Nam. Đây là những hoạt động công nghiệp ở nước ngoài đầu tiên của tập đoàn này.

Bà Somhatai cho biết, 4 quốc gia láng giềng với Thái Lan có thể hợp tác và hỗ trợ đầu tư mới vào ASEAN để giảm vấn nạn quan liêu trong các thủ tục hải quan và giúp đỡ các nhà đầu tư. Các nước này cũng đang phát triển các tuyến giao thông như tuyến kết nối Thái Lan với Myanmar qua cảng Dawei, với cảng Sihanoukville của Campuchia và cảng Vũng Tàu ở Việt Nam. Theo bà, tất cả các cơ sở hạ tầng liên quan sẽ giúp hỗ trợ nền kinh tế ASEAN tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Tố Quyên (Lược dịch từ The Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành sầu riêng Thái Lan thất thu vì nắng nóng gay gắt

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng với mùi vị đặc trưng từ lâu đã là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng và sinh lợi nhất của Thái Lan. Tuy nhiên, một đợt nắng nóng khủng khiếp đang bao trùm Đông Nam Á đã khiến sản lượng sần riêng giảm trong khi chi phí lại tăng vọt, khiến những nông dân trồng sầu riêng và thương nhân ở Thái Lan ngày càng lo ngại khi hiện tượng nóng lên toàn cầu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành này.

Ngành sầu riêng Thái Lan thất thu vì nắng nóng gay gắt
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top