ClockChủ Nhật, 25/09/2016 18:06

Thế giới cần hỗ trợ các nước kém phát triển nhất để đạt mục tiêu năm 2021

TTH - Trừ khi tiến độ được đẩy nhanh một cách đáng kể, cùng với sự hỗ trợ đầy đủ từ cộng đồng quốc tế, nếu không các quốc gia kém phát triển nhất thế giới (LDC) sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng và năng suất mà chính các nước này đã đặt ra trong mục tiêu năm 2021, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jan Eliasson cảnh báo.

Trẻ em ở Afghanistan - một trong những nước kém phát triển nhất thế giới. Ảnh: Reuters

“Thiên tai, dịch bệnh, các tình huống xung đột và hậu xung đột, cũng như tình trạng biến đổi khí hậu đang tiếp tục làm suy yếu tiến độ hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững”, ông Eliasson nói với các nhà lãnh đạo từ 48 nước kém phát triển - gồm hơn 880 triệu người (khoảng 12% dân số thế giới) nhưng chỉ chiếm chưa tới 2% GDP toàn cầu.

“Các nước kém phát triển sẽ cần sự hỗ trợ mạnh mẽ để đa dạng hóa sản xuất, thúc đẩy thương mại và bảo vệ lợi ích phát triển từ những cú sốc bên ngoài”, Phó thổng thư ký Eliasson nhấn mạnh, đồng thời nhận định rằng, trừ khi tiến trình này tăng tốc đáng kể trong 5 năm tiếp theo trên tất cả các lĩnh vực, nếu không sẽ không thể đạt được Chương trình hành động Istanbul vào năm 2021.

Chương trình được thông qua tại một cuộc họp của LHQ vào năm 2011, thiết lập một danh sách toàn bộ các mục tiêu cần đạt được của các nước kém phát triển vào năm 2021, bao gồm tăng trưởng kinh tế bền vững bằng cách tăng năng lực sản xuất, bồi dưỡng nhân lực và phát triển xã hội trong sự bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, cùng như tăng cường nguồn lực tài chính và quản trị hiệu quả.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4

Hãng tin Xinhua ngày 4/5 cập nhật thông tin từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 4 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong 2 năm, giá lương thực tăng trong nhiều tháng.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Return to top