ClockThứ Tư, 26/08/2020 08:51

Thị trường lao động sau “ngủ đông”

TTH - Đại dịch ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng triệu người là một việc. Song, một việc khác có thể nghiêm trọng hơn gây xáo trộn thị trường lao động là chuyện dịch chuyển lao động.

Học nghề hướng đến công việc ổn địnhDi cư & thị trường lao độngHương Thủy: Đề ra chỉ tiêu hơn 130 người đi xuất khẩu lao động năm 2019

Chưa ai có thể nói trước điều gì khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Hàng loạt doanh nghiệp buộc phải cắt, giãn việc làm vì không đủ chi phí để trả lương. Ở Huế, chúng ta đi một vài khu vực dịch vụ và du lịch sôi động vào bậc nhất dọc theo các con đường Lê Lợi, Nguyễn Sinh Cung, Đội Cung… sẽ thấy sự ảnh hưởng do dịch là như thế nào. Nhiều nhà hàng đóng cửa. Nhiều khách sạn “tối đèn”. Trên cả nước, trong quý II/2020 ghi nhận mức lao động thấp kỷ lục, chỉ khoảng 75% người trong độ tuổi lao động, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ –TB và XH).

Chúng ta thử hình dung, sau một thời gian “ngủ đông” của doanh nghiệp, người lao động bị mất việc làm sẽ xoay xở như thế nào!? Có cảm nhận rằng, người lao động có cảm giác “mỏi mòn" chờ đợi dịch đi qua. Và càng chờ đợi họ càng thất vọng, buộc phải tự mình tìm một lối thoát trong việc làm. Có muôn ngàn kế để mưu sinh: bán hàng online, chạy chợ, phụ việc. Bất cứ việc gì miễn là có thu nhập, dù thấp… Nếu là người ở quê lên phố, khi việc làm gặp khó khăn kéo dài, không đủ tiền chi phí cho cuộc sống thì họ tạm thời về lại quê.

Trong dòng chảy “hỗn loạn” của việc làm, có thể có người tìm ra những cơ hội mới có thu nhập cao hơn. Và họ quyết định chuyển hướng nghề nghiệp. Giả sử như sau dịch, kinh tế phục hồi, doanh nghiệp tìm lại các đơn hàng và ổn định đi vào sản xuất kinh doanh thì cũng có thể mất một thời gian không ít để ổn định lại nguồn nhân lực. Sự “đứt quãng” này, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (PLO) các doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều chi phí để đào tạo lại nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, theo Bộ LĐ –TB và XH, dự kiến sẽ kiến nghị Chính phủ dành từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.

Ở Thừa Thiên Huế, theo Sở LĐ – TB và XH, 6 tháng đầu năm 2020, qua Trung tâm Dịch vụ việc làm, đã có đến hơn 3.000 người đăng ký xin việc làm. Số người giải quyết thất nghiệp đến hơn 3.500 người với số tiền chi gần 51 tỷ đồng. Một con số khác cũng cho thấy, mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu việc làm. Số người tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc làm như: Nhờ tư vấn tìm việc, chế độ chính sách lao động, dạy nghề… cũng tăng vọt, 6 tháng hơn 19.700 người.

Ở Thừa Thiên Huế, thị trường lao động thu hút nhiều nhất là dịch vụ, du lịch, công nghiệp và xây dựng. Chúng ta thấy ở khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy có ảnh hưởng nhưng không nhiều lắm. Các công trình, đặc biệt là các công trình từ vốn đầu tư công vẫn được đẩy mạnh. Khu vực xây dựng tư vẫn có mức tăng trưởng nên đã tạo ra nhiều ngành nghề lao động liên quan. Khu vực dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng theo quan sát có thể thấy, thị trường lao động sẽ không bị xáo trộn nhiều lắm khi kinh tế phục hồi. Bởi những vị trí việc làm bị ảnh hưởng thường không đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao. Cho nên nếu có những biến động sau dịch thì cũng dễ tuyển dụng trở lại. Bằng chứng là sau một thời gian khống chế được dịch, các loại hình dịch vụ, du lịch mở cửa (nội địa) trở lại, lượng khách tăng đột biến nhưng các cơ sở vẫn đủ nguồn nhân lực để phục vụ. Lĩnh vực dệt may là ngành thâm dụng lao động nhất nhưng nguồn nhân lực vẫn đáp ứng đầy đủ.

Nói chung, đối với các ngành đòi hỏi có trình độ công nghệ và trình độ quản lý, tay nghề cao thì sẽ ảnh hưởng nhiều trước những xáo trộn của thị trường lao động. Xem ra, ở Thừa Thiên Huế có vẻ như khá yên tâm với thị trường lao động hiện tại - lao động, việc làm dễ bị ảnh hưởng nhưng cũng dễ phục hồi?

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top