Cau Vua, nguồn gen Trung Mỹ đang tràn ngập đất cố đô

(TTH) - Cau Vua là một loài cây có dáng dấp hùng vĩ, oai nghiêm, cao quý, khiến người dân bản xứ đã liên tưởng đến phong cách hoàng gia và dùng từ "royal" để đặt tên cho nó là "Royal palm". Từ đó, trong tên  khoa học (Roystonea regia) cũng có tính ngữ "regia", rồi khi nhập về, người Việt chúng ta dịch thành "Cau Vua". Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, bao gồm Cuba, Honduras, Belize, quần đảo Cayman, Bahamas... Do vậy, nó còn có tên "Cuban royal palm".

Cau Vua, nguồn gen Trung Mỹ đang tràn ngập đất cố đô
Mạn đàm chữ Mai

(TTH) -  Trên Nghị đỉnh, bên cạnh hình ảnh cành mai trổ hoa có khắc chữ Mai. Qua tác phẩm "Les Bas-reliefs des Urnes Dysnastiques de Hue", R.P.Barnouin đã ghi chú là Ochna integerrima. Với cách ghi chú này, thì Mai trên Nghị đỉnh là Hoàng mai. Chính những dữ liệu này đã mở ra những tranh luận nhiều chiều.  

Mạn đàm chữ Mai
Cây Muồng hoa đào ở Huế

(TTH) - Cứ mỗi độ xuân sang, hè đến, không gian đô thị Huế lại được điểm tô bởi những gam màu thiên nhiên sặc sỡ, từ màu đỏ rực lửa của loài Phượng vĩ thân quen đến màu vàng cháy của loài Lim xẹt cánh (có người ở Huế vẫn thường gọi là Phượng vàng), rồi màu tím nhiều tông của các loài Bằng lăng nước, Bằng lăng nhiều hoa, Bằng lăng tím, Bằng lăng ổi… khiến cho cảnh sắc thành phố như rộn lên ngày hội. Vài năm trở lại đây, một màu hoa mới lạ xuất hiện trên vỉa hè đường Phan Đình Phùng, đoạn từ cầu Nam Giao đến cầu Kho Rèn, chạy nép bờ sông An Cựu làm cho cảnh sắc nơi đây như có nét riêng biệt, gây cho bao người qua đường phải để ý rồi tắm tắc khen ngợi, vừa phải quan sát đường đi lối lại để điều khiển phương tiện giao thông, lại vừa phải ngoái cổ lên cao để liếc nhìn những chùm hoa là lạ đó rồi buông tiếng khen "Phượng hồng đẹp quá". Đúng đây một loài cây bóng mát cho hoa đẹp, dáng dấp trông hao hao cây Phượng vĩ, nhưng không phải Phượng mà đó chính là cây Muồng hoa đào.

Cây Muồng hoa đào ở Huế
Cây Me nặng tình với đất Thần kinh

(TTH) - Sinh ra từ vùng nhiệt đới châu Phi, cây Me đã được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới Nam Á, nhưng chẳng hiểu sao, nó lại được xem là một loài cây đặc hữu của Ấn Độ, và vì vậy tiếng Á Rập đã gọi nó là "tamar hindi", nghĩa tiếng Anh là Indian date, tiếng Việt là Chà là Ấn. Có lẽ cũng từ đó nó đã mang tên khoa học là Tamarindus indica.

Cây Me nặng tình với đất Thần kinh
Những loài hoa Mai không thuộc họ Mai vàng - Ochnaceae

(TTH) - Trong nhiều loài hoa được người Việt chúng ta chưng bày trong ba ngày Tết, có lẽ Mai vàng là loài mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc nhất. Vì thế, hàng năm trên diễn đàn báo chí, nhiều bài viết về mai vẫn xuất hiện. Thậm chí, có quá nhiều bài viết tranh luận về chữ "Mai".

Những loài hoa Mai không thuộc họ Mai vàng - Ochnaceae
Cây tre trong làng cây xanh Cố đô Huế

(TTH) - Một trong những nét đặc sắc của hệ thống cây xanh xứ Huế có lẽ là sự hiện hữu của nhiều loài tre ngay trong lòng thành phố. Trong khi ở nhiều thành phố Việt Nam, cư dân đô thị hay du khách muốn chiêm ngưỡng hình dáng cây tre phải ra vùng ngoại ô, thì ở Huế, chúng ta chỉ cần dạo quanh trong các phường xã nội thành là có thể bắt gặp nào là tre Mỡ, tre Gai, tre Lồ ô, tre Cán giáo, tre Vàng sọc, trúc Đùi gà, trúc Hóa long, hóp Cần câu...

Cây tre trong làng cây xanh Cố đô Huế
Dương xỉ, kẻ xâm lăng đáng sợ đối với cây xanh

(TTH) - Thừa Thiên Huế nói chung, Huế nói riêng là một trong những tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt của Việt Nam, có kiểu tiểu khí hậu nóng ẩm; số ngày nắng trong năm lớn, lượng nhiệt cao; lượng mưa hàng năm luôn được xem là cao nhất nước; độ ẩm không khí luôn đạt kỷ lục siêu sao, rất nhiều thời điểm trong năm đạt mức bão hòa. Bên cạnh điều kiện đó, nhiều cây xanh đô thị có lớp vỏ xù xì, nhiều vết nứt nhỏ, luôn là môi trường thích hợp cho nhiều loài thực vật bì sinh đeo bám, sinh sổi nảy nở và phát triển dày đặc.

Dương xỉ, kẻ xâm lăng đáng sợ đối với cây xanh
Cây me keo, còn đâu "thời oanh liệt"?

(TTH) - Me keo là tên gọi của một loài cây xanh thân gỗ đa tác dụng, là một loài thực vật có tính chống chịu cao, có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau, ưa sáng và chịu hạn tốt, đặc biệt rất thích hợp với vùng đất cát pha ven biển.

Cây me keo, còn đâu thời oanh liệt
Kiều hùng - loài cây cảnh đầy vẻ quyến rũ

(TTH) - Với cái tên Hán Việt "kiều hùng" cũng đủ gây sự tò mò cho bất kỳ ai quan tâm đến cây cỏ, hoa lá. Tên gọi này nhằm nói lên đặc điểm hình thái một bộ phận của hoa, mà chính nó đã tạo nên sự hấp dẫn không chỉ đối với những người yêu thiên nhiên, cây cảnh, mà cả đối với ong bướm và một số loài côn trùng khác nữa. 

Kiều hùng - loài cây cảnh đầy vẻ quyến rũ
Cây vông đồng xứ Huế, người dưng khác họ với ngô đồng

(TTH) - Không biết tự bao giờ, người Huế đã rất quen thuộc với hình ảnh cây vông đồng. Có quá nhiều đặc điểm gây ấn tượng cho bất kỳ ai đã đôi lần tiếp cận nó: bóng rợp nhưng vỏ thân đầy gai mập, sâu róm xám xịt bò lổm ngổm phủ lấy thân cành,...  Và có lẽ ấn tượng nhất vẫn là trái vông đồng khô mà ai đã một thời niên thiếu say sưa với trò chơi chạy xe bằng quả vông đồng ắt khó quên được.

Cây vông đồng xứ Huế, người dưng khác họ với ngô đồng
Thông thiên - người bạn đồng hành với cây trúc đào

(TTH) - Cũng trên chuyên mục này, quý độc giả đã có lần tiếp cận cây trúc đào - một loài cây cảnh đẹp nhưng độc hại. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu cùng quý độc giả một loài cây cảnh cùng họ hàng với cây trúc đào, cũng được nhiều người ưa chuộng, hiện đang được trồng nhiều ở các công viên, công sở, trường học, thậm chí cả trong sân vườn... mà người trồng lắm khi không thấy được đó là một cái bẫy sinh học đáng gờm, có thể gây tử vong cho bất kỳ ai lạm dụng nó.

Thông thiên - người bạn đồng hành với cây trúc đào
Cây trứng cá - kẻ nhập cư không hộ khẩu

(TTH) - Trứng cá còn được gọi là Mật sâm, có tên khoa học là Muntingia calabura, thuộc họ Trứng cá - Muntingiaceae (trước đây được xếp trong họ Côm - Elaeocarpaceae). Cây có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ và miền Tây Nam Mỹ, với tên gọi là Strawberry cherry, Panama cherry. Dần dần được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới từ châu Mỹ đến tận châu Á.

Cây trứng cá - kẻ nhập cư không hộ khẩu
Chuối rẽ quạt, loài cây cảnh bén duyên với Huế từ thời Minh Mạng

(TTH) - Chuối rẽ quạt có nguồn gốc ở châu Phi, là một loài cây cảnh đặc hữu của quốc đảo Madagascar. Chính vì thế, nó có tên khoa học là Ravenala madagascariensis. Cây có dạng thân gỗ hình trụ tròn, mang ở đỉnh thân những lá như lá chuối, nhưng có phần đỉnh lá hơi nhọn, dạng như cái chầm bơi xuồng. Mỗi lá có cuống lớn, gắn vào thân nhờ một bẹ lá hình xuồng, mọc thành 2 hàng tạo thành một mặt phẳng, trông tựa chiếc quạt xếp, nên từ khi được nhập vào Việt Nam, người Việt chúng ta đã đặt tên là chuối rẽ quạt. Cũng có một thời nhiều nhà khoa học trên thế giới xếp nó vào họ Chuối - Musaceae, nhưng sau này thấy cấu tạo hoa của nó gần hoa thiên điểu hơn nên đã xếp vào họ Thiên điểu - Strelitziaceae.

Chuối rẽ quạt, loài cây cảnh bén duyên với Huế từ thời Minh Mạng
Dây tơ hồng - vị khách không mời

(TTH) - Từ lâu, người Việt chúng ta đã quá quen thuộc một loại dây leo mọc dại khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến vùng đồi núi, với tên gọi phổ biến là tơ hồng. Chúng tôi xin gợi ý để nhiều người hồi tưởng. Và tôi tin rằng trong số chúng ta, không ít người đã một lần tận mắt mục kích cả một rèm tơ hồng bao trùm lên một vòm tán cây xanh trên vỉa hè đường phố.

Dây tơ hồng - vị khách không mời
Return to top