Quảng Điền triển khai đăng ký thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Quảng Điền triển khai đăng ký thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình bao gồm 4 tiêu chí ứng xử chung của các thành viên trong gia đình: Đó là tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ và 4 tiêu chí ứng xử cụ thể dành cho các mối quan hệ trong gia đình...
Bánh giả & áp lực thật

(TTH) - Ngày trước, khi còn bé thơ, không chỉ mỗi lần mẹ đi chợ mà ngay cả những khi biết mẹ đi tới đám giỗ, thể nào anh em tôi tha thẩn cũng mong ngóng. Lúc nào cũng thế, trong tay mẹ luôn thơm tho một gói xôi, vài ba miếng thịt hay có khi chỉ là vài chiếc bánh gai đen. Tôi nhớ có thời kỳ gian khó, mẹ mang về mấy chiếc bánh làm từ bột sắn ngang, vậy mà anh em tôi vẫn hít hà mãi rồi mới chịu ăn.

Bánh giả  áp lực thật
Mùa rau dại

(TTH) - Tháng chín, tháng mười âm lịch, quê tôi gọi là “mùa gác vằng”. Vằng là một nông cụ không thể thiếu của nhà nông thuở trước dùng để cắt lúa. Loại nông cụ cổ truyền này được làm từ cái chạc cây, một đầu để móc lúa kéo về phía mình; sau đó, người nông dân một tay nắm lấy chặt thân lúa, tay kia cầm cán vằng có lưỡi thép phía lưng để cắt. Từ dùng vằng để cắt lúa, những giống lúa cổ truyền cao đến ngang ngực đến dùng liềm cắt lúa khi những giống lúa nông nghiệp sau này thấp chỉ ngang đầu gối và bây giờ ngồi trên xe để cắt lúa là một bước tiến ngoạn mục của nghề làm nông xứ mình. Cũng vì thế đến chừ, trong nhà những người nông dân ở quê tôi vẫn còn cái liềm nhưng chủ yếu dùng để cắt cỏ, còn cái vằng đã là một thứ “đồ cổ” giống như mấy chiếc xe đạp nước, máy quạt lúa, cối xay lúa… mà người thành phố đang sưu tầm để lập những “bảo tàng nông cụ” gia đình mà thương nhớ đồng quê xưa cũ…

Mùa rau dại
Chuyện về người đàn bà và 100 ngôi mộ

(TTH) - Một buổi sáng trời rét và mưa dầm dề cách đây 10 năm trước, trong lúc đi chợ về, chị Nguyễn Thị Hương (1973), phường An Cựu, TP Huế thấy bên lề đường một chiếc hộp bọc sơ sài. Tò mò, chị mở ra xem mới giật mình tá hỏa: trong chiếc hộp vuông vắn, một thai nhi chưa thành hình.

Chuyện về người đàn bà và 100 ngôi mộ
Khi mùa đông về...

(TTH) - Suốt mấy ngày nay, những cơn mưa lớn cứ trút xuống từng đợt, từng đợt. Mới 5 giờ chiều mà trời đã tối sẩm. Cái lạnh đầu mùa dù chưa tê tái nhưng cũng đủ làm cho mọi người co ro dưới những chiếc áo mưa đủ màu sắc trên phố.

Khi mùa đông về
25 năm ra đời bộ sách Phan Bội Châu toàn tập

(TTH) - Phan Bội Châu toàn tập ra mắt lần đầu vừa tròn 25 năm. Cùng nhìn lại, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều người mê sách vẫn đánh giá bộ sách có tầm vóc đặc biệt không chỉ vào thời điểm 25 năm về trước, mà cho đến nay vẫn giữ được vị trí đáng trân trọng trong đời sống văn hóa của xứ Huế và đất nước.

25 năm ra đời bộ sách Phan Bội Châu toàn tập
Cùng “Đôi điều luyến láy”

(TTH) - Sau bao lần lữa, thúc giục và động viên mãi, cuối cùng anh cũng mềm lòng, chịu khó lục tìm trong tư liệu nằm rải rác và cả trí nhớ, gom lại thành tập thơ Đôi điều luyến láy*.

Cùng “Đôi điều luyến láy”
Nhông cát

(TTH) - Hồi còn học phổ thông, tôi có thằng bạn thân quê ở tận Vinh Hiền (Phú Lộc). Bạn bè thân nhau lắm, cứ có dịp rảnh rỗi là thăm nhau, có khi ở lại đến dăm ba hôm, báo hại bố mẹ bạn phải lo “hầu” chuyện cơm nước. Tôi đặc biệt thích thú vùng đất này, nơi có chùa Túy Vân, có núi Linh Thái, bãi biển Hàm Rồng, đặc biệt có những trảng cát dài với một màu trắng chói chang và lạ thay là ấn tượng về một loại bò sát bất chợt chui lên từ lòng cát, rồi cũng bất chợt trong thoáng chốc biến mất giữa mênh mông cát trắng. Mà dạo ấy, đã hơn 30 năm rồi, loại bò sát này nhiều lắm ở đây. Nó như trêu ngươi, như chọc tức kẻ bộ hành thích mãi được lang thang trên những trảng cát dài là tôi.

Nhông cát
Đằng sau lời xin lỗi vội vàng

(TTH) - Lần đầu tiên Huế tổ chức cuộc thi người đẹp. Nó có vẻ như hơi bị chậm, nhưng dù sao vẫn là sự cố gắng đáng trân trọng, nhất là khi cuộc thi được gắn với lĩnh vực du lịch, một thế mạnh rất đặc trưng của vùng đất núi Ngự, sông Hương.

Đằng sau lời xin lỗi vội vàng
“Thi Nguyệt Biều”

(TTH) - Nhiều người Huế còn nhớ câu phong dao: “Ruộng Đồng Di, thi Nguyệt Biều”. Nhớ vậy nhưng chẳng mấy ai hiểu rõ ngọn nguồn của nó. Tôi hỏi vài người thì được trả lời “đâu đó ngày xưa, bây giờ ít nhắc lắm”.

“Thi Nguyệt Biều”
Củi rều

(TTH) - Năm nay thời tiết thật lạ. Nắng. Rồi mưa. Rồi vừa mưa vừa nắng. Thời tiết ri mà ai không lo, không xao động. Thời tiết như ri khó mà có lụt.

Củi rều
Người chị Huế ở chợ Bến Thành

(TTH) - “Huế mưa to có lụt không em? Nước đã tràn Đập Đá chưa?”. Tiếng của chị bên kia đầu dây đầy vẻ lo lắng, bồn chồn. Giữa cơn mưa tầm tã của chiều Huế, tôi thấy lòng ấm lại.

Người chị Huế ở chợ Bến Thành
Trà đậm & trà ngon

(TTH) - Thấy mình cắm bình siêu tốc, rồi lúi húi pha trà khi trở về phòng lúc tối muộn, bạn xem chừng hơi ngạc nhiên khi bảo, giờ này còn uống trà sao? Rồi bạn lắc đầu khi mình hỏi ngược, có uống không? Cả một buổi chiều di chuyển trên đường và dù đã có một chén trà sau suất cơm tối, mình vẫn thấy thiêu thiếu. Có lẽ vì trà nhạt.

Trà đậm  trà ngon
Sao lại ngại

(TTH) - Tôi có anh bạn là cán bộ lãnh đạo một cơ quan, gần 50 tuổi mới đi học thạc sĩ. Tuổi ấy thường ngại học nhưng anh có chí, coi đây là cơ hội để nâng cao kiến thức nên cố sắp xếp công việc để tập trung học. Khi anh làm luận văn tốt nghiệp, có người khuyên nên nhờ cấp dưới hoặc ai có khả năng “chắp bút”, nhưng anh từ chối rồi tự tìm tài liệu nghiên cứu và thâm nhập thực tế để hoàn thành luận văn. Với anh, ngoại ngữ là phần khó nhất trong cả khóa học. Đã đứng tuổi, lại không được học cơ bản lúc trẻ nên dù anh đã cố vẫn chưa có được chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu. Trong khi đó, không ít đồng môn kém ngoại ngữ hơn anh nhưng họ tìm cách “chạy” nên tốt nghiệp dễ dàng. Nghe khuyên nên làm như thế để “hoàn thành tốt đẹp” khóa học, anh từ chối thẳng: “ Nếu mất mười triệu mà nói được tiếng Anh, tôi sẵn sàng. Đằng này mất tiền mua chứng chỉ mà vẫn mù ngoại ngữ thì xấu hổ lắm!” Thế là anh lao vào học tiếng Anh, học miệt mài chứ không lớt phớt cho cốt có chứng chỉ. Cuối cùng, anh cũng nhận được bằng thạc sĩ sau hai năm so với các bạn cùng khóa.

Sao lại ngại
Nơi lưu giữ hồ sơ quá khứ

(TTH) - Trong thiết chế văn hóa làng xã ở Thừa Thiên Huế, bên cạnh chùa làng, đình làng còn có nhà thờ làng. Đình làng là một thiết chế văn hóa tổng hợp. Về mặt tín ngưỡng, đó là nơi thờ cúng vị Thành hoàng được xem là vị vua, thần hộ mệnh của làng. Đình làng là trụ sở hành chính, nơi mọi công việc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó, từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng; từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh. Đình làng còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng gắn liền với hoạt động lễ hội. Một trong số ít đặc biệt là trường hợp của làng Thanh Phước (Quảng Điền), không có đình làng và thay thế cho các chức năng của đình làng là ngôi chùa làng. Còn nhà thờ làng đơn giản là nơi thờ thập nhị tông phái và là nơi lưu giữ nhiều hồ sơ, giấy tờ có giá trị và ý nghĩa đặc biệt của làng.

Nơi lưu giữ hồ sơ quá khứ
Return to top