Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
11/02/2024 07:31
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.
Hoa tết – một góc nhìn
09/02/2024 18:13
Cứ tầm 28 đến 30 tháng Chạp lại rộ lên chuyện hoa tết ế ẩm, chuyện chủ hàng treo biển “đại hạ giá, “xả hàng”, rồi tiếp đó, là chuyện “đập chậu, bỏ hoa”… Nhưng ế ẩm, lời - lỗ thế nào, chỉ người bán mới rõ nhất
Về nhà
08/02/2024 16:33
Nắng đã lên cao. Nhìn qua camera, tôi lại thấy tấm thân gầy gò quen thuộc của ngoại lọt thỏm trên chiếc ghế gỗ xếp sát ban công nhìn ra sân xóm. Qua mấy tiềng rồ rồ của hệ thống thu âm, tôi vẫn nghe ngoại hỏi nhiều lần trong vô thức ở cái tuổi 93 quên nhiều hơn nhớ, rằng mấy đứa đã về rồi hay chưa…
Giấc mơ không mưa
08/02/2024 13:49
Nhà bạn ở làng Vân Dương, phường Xuân Phú, TP. Huế. Tôi điện thoại hỏi “nước tới vô mô rồi?”, hắn nói “nửa nhà rồi anh, vô nửa đêm, dọn kê đồ đạc đuối luôn”.
Mưa rơi qua Vọng Hải Đài
08/02/2024 07:09
Một ngày mùa hè đẫm mưa, tôi đã có mặt trên Vọng Hải Đài. Những cơn mưa xuyên qua không gian từ sâu thẳm trời xanh, đổ xuống thành thác vang lên muôn ngàn giọt ngân nga như tiếng huyền cầm ai đem ra đổ nhạc. Đó là ngày mưa tôi chưa bao giờ được mưa trong đời, khi chỉ kịp trùm vội tấm bạt nilon trắng lên chiếc võng lắc lư giữa rừng già, cuộn chặt mình như con sâu trong tấm võng, căng mắt nhìn ra màn trời trắng xóa thinh không. Cố tìm xem, có giọt mưa nào rơi về từ huyền sử.
Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng
07/02/2024 16:34
Vòng xe chúng tôi lăn bánh từ Nghệ An rồi trở lại Huế, chưa có chuyến đi nào đầy cảm xúc như chuyến đi này. Mỗi gia đình người hiến mô/tạng là một câu chuyện khác nhau, song tựu trung vẫn là cái nhìn vị nhân sinh, sự cho đi nặng trĩu tình người…
La Quốc Bảo - đam mê tái hiện lễ phục triều Nguyễn
06/02/2024 12:01
Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, học ở nước ngoài, nhưng chàng trai trẻ La Quốc Bảo lại bén duyên rồi đam mê công việc nghiên cứu, tái hiện lễ phục triều Nguyễn.
Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt
06/02/2024 07:04
Thấm thoát đã 20 năm kể từ khi Andrea Teufel, chuyên gia bảo tồn, trùng tu người Đức đặt những bước chân đầu tiên đến Huế, để rồi bà đã chọn mảnh đất này làm quê hương thứ hai. Chính sự nỗ lực của Andrea Teufel cùng các cộng sự đã góp phần hồi sinh di sản Huế hôm nay.
Tất bật chợ đầu mối Phú Hậu những ngày cuối năm
05/02/2024 16:45
Từng đoàn xe chở hàng nối đuôi nhau rời chợ, những tiểu thương hối hả tỏa đi khắp các cung đường để đưa hàng hóa tới các chợ lẻ. Cuối năm là dịp “làm ăn” nên ai cũng tất bật, tranh thủ lấy thêm hàng để bán lại kiếm thêm thu nhập.
Xôn xao gió núi
04/02/2024 06:54
Chọn dịp giữa tuần để rời xa thành phố, tôi và bạn ghé Anôr, một bản du lịch vùng cao thuộc xã Hồng Kim, huyện A Lưới.
Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.