ClockThứ Hai, 04/03/2019 20:16

Tương lai cục diện việc làm ở 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN

TTH - Nhờ chuyển đổi kỹ thuật số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với cùng mức sản lượng, 6 nền kinh tế hàng đầu của ASEAN (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – còn gọi là ASEAN 6) có thể sẽ sử dụng ít hơn 28 triệu lao động so với hiện nay vào năm 2028.

ASEAN: Gần 1/2 CEO dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lạiNhiều cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và ASEANASEAN tập trung phát triển nông lâm nghiệpASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vực

Các công nhân Việt Nam đang làm việc tại nhà máy ô tô Ford ở Hải Dương. Ảnh: AFP

Báo cáo “Công nghệ và Tương lai của việc làm ASEAN” của Tập đoàn Hệ thống Cisco về tác động của kỹ thuật số tới lực lượng lao động cho thấy, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi cục diện việc làm ở ASEAN 6 vào năm 2028.

Theo đó, nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi dự kiến ​​sẽ thừa đến 6,6 triệu lao động vào năm 2028. Nhu cầu về nông dân lành nghề và người lao động cơ bản sẽ giảm xuống, vì những công việc này có thể được nhân rộng bằng cách sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, tăng năng suất từ ​​việc áp dụng công nghệ cũng sẽ giúp làm giảm giá thành và thúc đẩy tăng trưởng, từ đó sẽ tạo ra nhu cầu mới cho người lao động trong các lĩnh vực khác như bán buôn và bán lẻ, sản xuất, xây dựng và vận tải.

Singapore ước tính có khoảng 500.000 việc làm sẽ bị thay thế vào năm 2028 do chuyển đổi kỹ thuật số, chiếm gần 21% lực lượng lao động. Trong khi đó, Việt Nam và Thái Lan dự kiến ​​sẽ dư thừa 7,5 triệu và 4,9 triệu lao động vào năm 2028, tương ứng với 13,8% và 11,9% lực lượng lao động mỗi nước. Tỷ lệ dịch chuyển việc làm ở Indonesia và Philippines sẽ thấp hơn do sự phong phú của lao động giá rẻ ở các thị trường này, khiến việc áp dụng công nghệ khó khăn hơn, xét về mặt tiết kiệm chi phí.

Cần thay đổi chính sách

Để giảm thiểu điều này, các nước ASEAN 6 sẽ phải thực hiện những thay đổi chính sách lớn đối với hệ thống giáo dục trong nước. Các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, nhà cung cấp công nghệ và các nhóm công nhân cần phải hợp tác với nhau để trang bị cho công nhân các công cụ và bộ kỹ năng cần thiết cho quá trình chuyển đổi.

Theo ông Kiran Karunakaran, một chuyên gia của công ty tư vấn Delta Partners, khi AI ngày càng tinh vi sẽ càng được áp dụng nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp nơi mức độ kỹ năng cần thiết có thể dễ dàng thay bằng máy móc để cải thiện chi phí và năng suất. Ở các quốc gia áp dụng công nghệ nhanh chóng, việc làm trong các trung tâm liên lạc hoặc ngành gia công quy trình kinh doanh (BPO) có thể gặp rủi ro. Ông cho rằng, Philippines có lẽ là thị trường chịu tác động nhiều nhất, tiếp theo là Thái Lan và có thể cả ở Indonesia. Do đó, tốc độ áp dụng AI nên được quản lý thông qua sự cân bằng giữa quy định, chính sách và sự hỗ trợ. Nếu không, toàn bộ các ngành công nghiệp có nguy cơ bị phá vỡ và những tác động xã hội có thể sẽ rất thảm khốc, ông Kiran nhận định.

Tuy nhiên, báo cáo cũng vẽ ra một kịch bản trong đó 40% việc làm mới sẽ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất trong thập kỷ tới, phần còn lại sẽ là trong các ngành dịch vụ. Các nền kinh tế ASEAN đang phát triển do đó cần nhanh chóng vượt qua giai đoạn sản xuất và chuyển sang ngành dịch vụ để theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu công việc.

Tố Quyên

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top