ClockThứ Ba, 28/04/2015 10:10

Huế và triều Nguyễn

TTH - Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Phan Huy Lê lại đặt tên cho đứa con tinh thần của mình vừa mới ra đời cách đây không lâu là “Huế và triều Nguyễn”*. Theo dặm dài lịch sử hơn 700 năm của mảnh đất này thì Huế luôn gắn chặt với triều Nguyễn bởi nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích thành lũy, cung đình lăng tẩm, phủ đệ, các giá trị văn hóa tiêu biểu và đặc sắc của triều Nguyễn.

Chính từ những giá trị đó mà Cố đô Huế vinh dự đại điện cho Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993, và Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Di sản phi vật thể thế giới năm 2003. Đây là hai Di sản thế giới (vật thể và phi vật thể) đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, Huế là một thành phố di sản nổi tiếng, một trung tâm du lịch hấp dẫn của cả nước và thế giới.

 
Cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn gần 40 năm qua của GS. Phan Huy Lê. Trong tài sản hơn 400 công trình nghiên cứu khoa học đến thời điểm này của mình, giáo sư đã dành một dung lượng lớn (thời gian, công sức, trí tuệ và tình cảm) để nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Điều đó cho thấy Huế chiếm một vị trí không nhỏ trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và cả một góc riêng trong đời sống tình cảm của Giáo sư.
Với hơn 20 công trình nghiên cứu khoa học tập hợp trong cuốn sách, nổi bật và tiêu biểu là các bài luận văn khoa học và phát biểu, giới thiệu của GS. Phan Huy Lê tham gia chủ trì các hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức và phối hợp tổ chức (dù bận công việc đến đâu, giáo sư đều sắp xếp thời gian để tham gia chủ trì cùng đồng nghiệp trong nước và quốc tế như: Hội thảo về Tây Sơn năm 2001, họ Thân trong lịch sử Việt Nam năm 2004, phong trào Đông Du và hợp tác Việt – Nhật năm 2005, Phật Hoàng Trần Nhân Tông và 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, năm 2006…, Quảng Trị - Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (tổ chức tại Quảng Trị, năm 2013), chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (tổ chức tại Thanh Hóa năm 2008)…
Đọc hết cuốn sách dày hơn 500 trang, người đọc dễ nhận thấy rằng tuy cách tiếp cận vấn đề xa – gần có khác nhau, mức độ dày - mỏng có khác nhau, nhưng phương pháp luận khoa học là nhất quán – Đó chính là cái nhìn lịch sử khách quan và biện chứng của GS. Phan Huy Lê khi nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Đặc biệt là những đề xuất nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, cởi mở về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn của ông để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, công bằng hơn, sáng tỏ hơn đối với triều Nguyễn. Đó là điểm mới khác biệt so với nhiều công trình khoa học từ lâu đã nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Cuốn sách là đóng góp khoa học đáng trân trọng và tâm huyết mà GS Phan Huy Lê dành cho Huế.
* Sách do Hội KHLS Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2014.
Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử

Nếu tôi không nhầm, thì tiểu thuyết “Vầng trăng Him Lam” của Châu La Việt là một trong ít tác phẩm sớm nhất hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024).

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử
Return to top