ClockThứ Sáu, 09/09/2011 05:26

Lo cho sân khấu truyền thống

TTH - Một con số đáng lo ngại khi hai năm nay, tại Trường trung học Văn hóa nghệ thuật tỉnh, nhu cầu đăng ký dự thi vào ngành nghệ thuật truyền thống vắng hẳn với chỉ 8 hồ sơ đăng ký ngành nhạc công truyền thống và không có hồ sơ nào đăng ký vào ngành diễn viên Tuồng. Theo ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trước mắt, thực trạng này cho thấy nhu cầu của sân khấu nghệ thuật truyền thống Huế đang bão hòa. Lâu dài, đây là điều đáng lo về nguồn nhân lực kế cận.

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những khó khăn để níu kéo, thu hút giới trẻ đến với sân khấu truyền thống lâu nay là thiếu cơ chế thu hút. Giới trẻ không mặn mà trong khi cơ chế lại đang thiếu các chính sách đãi ngộ thích hợp kể cả đầu tư cho cơ sở vật chất (nhà hát, sân khấu, âm thanh, sánh sáng, trang phục, đạo cụ); đầu tư cho chất xám (đội ngũ biên kịch, biên đạo múa, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, các chuyên gia âm thanh, ánh sáng); đầu tư cho biểu diễn (đội ngũ nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên); và đầu tư cho khán giả (tuyên truyền, quảng bá, định hướng và giáo dục thẩm mĩ)…

Một trong những động thái tích cực tiếp lửa cho sân khấu truyền thống hơn 10 năm qua là Dự án “Sân khấu học đường” với mục tiêu truyền dạy bộ môn tuồng, chèo, cải lương... cho học sinh ngay tại trường học. Được khởi động từ năm 1999 từ ý tưởng của NSND Phạm Thị Thành (Hà Nội), đến nay dự án đã triển khai tại 90 trường học ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, do thiếu liên tục, sau khi dự án kết thúc, mọi việc lại rơi vào... ký ức đẹp.
 

Tuồng Huế đang dần bị mai một. Ảnh: Internet

 
Ở Huế, dự án từng được triển khai tại một số trường học với loại hình sân khấu tuồng cách đây hơn 5 năm. Từ thành công của dự án, NSƯT La Cẩm Vân từng tha thiết kiến nghị ngành văn hóa tỉnh nên nghiên cứu, đề xuất phương án liên kết, hỗ trợ để tiếp tục đào tạo, trau dồi những hạt mầm sân khấu trẻ vừa phát hiện và tiếp tục triển khai chương trình sân khấu học đường ở phạm vi của tỉnh. Đáng tiếc, lời đề nghị này sau đó cũng chìm vào quên lãng.
 
Bẵng đi một thời gian, năm 2010, Dự án “Sân khấu học đường” (do Cục Nghệ thuật Biểu diễn và trung tâm Nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc tổ chức) lại được triển khai ở Huế. Cũng như nghệ sĩ La Cẩm Vân năm nào, NSƯT Ngọc Bình với tư cách là người trực tiếp phụ trách dự án, đã nhìn thấy một giải pháp quan trọng mà nếu được truy trì thường xuyên, có thể đào tạo được các thế hệ khán giả cho sân khấu truyền thống. Đây là một động thái quan trọng bởi theo ông, để sân khấu truyền thống sống được thì phải có khán giả. Mà muốn có khán giả thì trước hết phải trang bị cho họ những kiến thức cơ bản để hiểu và yêu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ tài trợ của dự án, sau ba tháng hè nhen nhóm, dự án kết thúc, hết kinh phí đầu tư thì những kiến thức, những tiết mục đã được dàn dựng công phu cùng các diễn viên nhí say mê luyện tập lại nhanh chóng đi vào quên lãng...
 
Sau hơn 10 năm triển khai, Dự án “Sân khấu học đường” ở cấp Bộ đã khép lại để chờ đợi kinh phí và cách làm mới. Ở tầm vĩ mô, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải đưa môn sân khấu truyền thống vào chương trình chính khóa ở các bậc học. Tuy nhiên, ở cấp độ địa phương, với vùng đất giàu văn hóa truyền thống như Huế, cùng với mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, nên chăng đã đến lúc chúng ta chủ động có những giải pháp thích hợp, lâu bền để thu hút lớp trẻ đến với bộ môn nghệ thuật truyền thống Huế chứ không chỉ trông đợi vào kinh phí có hạn nào đó từ dự án của Trung ương bởi hiệu quả chắp vá của nó cũng chỉ như ném đá ao bèo.
 
Kim Oanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử

Nếu tôi không nhầm, thì tiểu thuyết “Vầng trăng Him Lam” của Châu La Việt là một trong ít tác phẩm sớm nhất hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024).

Nguồn cảm hứng làm nên những ca khúc bất tử

TIN MỚI

Return to top