ClockThứ Bảy, 27/01/2024 20:15

Paszkowski và câu hỏi “gặp nhau nơi nào?”

TTH.VN - “Gặp nhau nơi nào?” vừa là câu hỏi và cũng chính là chủ đề triển lãm của nghệ sĩ trẻ người Đức Nina Paszkowski vừa khai mạc chiều 27/1 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế).

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”Đắm mình trong không gian nghệ thuậtVăn hóa nghệ thuật các nước ASEAN “hội ngộ” tại Huế“Đi vào hoang dã” cùng Jeet Zdung

Một góc không gian triển lãm cuốn hút người xem 

Ở đó, người xem sẽ chiêm ngưỡng gần 50 tác phẩm được vẽ bằng mực, được làm từ gốm và được cắt từ giấy như cách trả lời của Paszkowski sau thời gian dài nhiệm trú sáng tác tại Trung tâm Nghệ thuật New Space (Phú Thượng, TP. Huế).

Qua quãng thời gian ở Huế, nghệ sĩ sinh năm 1991 dần nhận ra mối quan hệ giữa các thực thể không phải là những điều hoàn thiện, bất biến. Thay vào đó, việc chung sống là sự tương hợp giữa những lớp lang của các thực thể khác nhau, là sinh và khắc, kéo đẩy và cho nhận. Sự căng tức hiện hữu trong gắn kết là chỉ dấu của vững bền. Năng lượng sống từ đó rung lên và chuyển biến, hội tụ và tan nhoà, trong những cảnh huống không gian - thời gian cụ thể.

Hình thức thể hiện trong tác phẩm của Paszkowski không hẳn là sự lựa chọn chủ quan, lý tính của tác giả. Chúng xuất hiện sau một quá trình chung sống và sáng tác, gắn liền với tác giả nhưng tồn tại với đời sống và năng lượng riêng.

Nina Paszkowski sống và làm việc tại Cologne, Đức. Những tác phẩm cắt giấy, gốm và hội hoạ của cô khám phá những khao khát, xung lực và tính phụ thuộc trong mối quan hệ của con người. Cô theo học ngành hội hoạ tại trường nghệ thuật Camberwell, London và Khoa Mỹ thuật của Trường Đại học Complutense, Madrid. Tác phẩm của cô được trưng bày ở nhiều trung tâm nghệ thuật.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 3/2.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Return to top