ClockChủ Nhật, 22/08/2021 14:05

Vì sao nhiều người khi đi tiêm vaccine COVID-19 lại tăng huyết áp đột ngột?

Nhiều người thắc mắc có tình trạng khá phổ biến là nhiều người đi tiêm vaccine COVID-19 huyết áp tăng cao dù ở nhà đo hoàn toàn bình thường, lý do vì sao và cách hạn chế tình trạng này?

Mọi vaccine ngừa COVID-19 đều chống biến chứng nặng tốt như nhauNhững triệu chứng mắc COVID-19 với người đã tiêm vaccine đầy đủPfizer sẽ đẩy nhanh tiến độ giao vaccine, sẵn sàng hợp tác về thuốc điều trị COVID-19 với Việt NamThừa Thiên Huế thực hiện 84,92% mũi tiêm vắc xin COVID-19Áp lực rất lớn khi vaccine chưa đáp ứng so với nhu cầuTrẻ em các nước đến trường trong nỗi lo với chủng DeltaTheo xe chuyên dụng đi lấy mẫu xét nghiệm

Đo huyết áp cho người dân trước khi tiêm vaccine COVID-19.

Về hiện tượng này, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đây là hiện tượng tăng huyết áp do hội chứng "áo choàng trắng". Là tình trạng huyết áp của bệnh nhân đột ngột tăng cao khi gặp bác sĩ, những người mặc áo blouse trắng; nhưng khi về nhà thì huyết áp của bệnh nhân lại trở lại bình thường. Hội chứng này chủ yếu xuất phát từ tâm lý bệnh nhân. Khi thấy bác sĩ hoặc những người mặc áo blouse trắng, bệnh nhân hồi hộp, lo sợ khiến tim đập nhanh hơn, tăng áp lực lên thành mạch, gây tăng huyết áp tức thời.

Theo đó, huyết áp được quyết định bởi 4 yếu tố là: Sức bóp của tim, tính đàn hồi của mạch máu, thể tích máu và độ nhớt của máu. Mọi nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng, biến đổi 4 yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp; đặc biệt khi lo lắng quá mức, bị stress, tức giận… nhịp đập của tim sẽ tăng lên, mạch máu sẽ co thắt lại và hậu quả làm cho huyết áp tăng.

Khi gặp bác sĩ, thầy thuốc là người thường mặc áo choàng trắng, nhiều người bệnh đã bị tăng huyết áp một cách tự nhiên. Hội chứng này được biết đến như là một tình trạng tăng huyết áp giả tạo do bệnh nhân cảm thấy quá lo lắng và căng thẳng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng hướng dẫn, để hạn chế hiện tượng tăng huyết áp đột ngột khi đi tiêm chủng, người dân cần chú ý các việc sau:

- Người dân cần làm chủ tâm lý để không bị sợ hãi khi gặp bác sĩ là điều quan trọng đối với những người mắc hội chứng này.

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh sử dụng chất kích thích, giảm muối trong chế độ ăn.

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, điều độ để tăng cường sức khỏe tim mạch….

- Áp dụng phương pháp thư giãn như yoga để kiểm soát tâm lý, nhịp thở. Giúp bạn giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống công việc.

- Đi khám cùng người thân hay bạn bè, để tạo cảm giác đồng hành, tránh sợ hãi khi đi một mình gặp bác sĩ.

- Kiểm soát cân nặng, lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể. Để hạn chế béo phì, tiểu đường. Giảm cân sẽ giúp huyết áp của bạn ổn định hơn, cơ thể sẽ thoải mái hơn vì không quá trọng tải.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng khuyến cáo, tăng huyết áp "áo choàng trắng" là hội chứng có thể gặp ở nhiều người, đa dạng độ tuổi. Hội chứng này do tâm lý, vì thế có thể luyện tập để thay đổi được. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu tiền thân của bệnh lý huyết áp, vì thế người bệnh cần chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế

“Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là đầu tư cho phát triển...”. Thực hiện quan điểm ấy của Đảng, những năm qua, ngành y tế Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng việc phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế nói chung, nguồn nhân lực bác sĩ nói riêng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế
Return to top