ClockThứ Ba, 23/03/2021 14:41

15 tình nguyện viên tiếp theo được tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC

Sáng 23/3, có 15 tình nguyện viên tiếp theo đã được tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC phòng COVID-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu và sản xuất.

Giữa đại dịch COVID-19, bệnh lao vẫn là mối đe dọa chết người ở Đông Nam ÁXuất hiện thêm nhiều “điểm nóng” Covid-19 mới, thế giới tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine16 tỉnh, thành đã tiêm vắc xin Covid-19 cho gần 34.000 ngườiSáng 20/3, không có ca mắc mới, gần 31.000 người Việt đã tiêm vắc xin COVID-19

Tiêm vaccine COVIVAC cho các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm. Ảnh: TN.

PGS.TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: "Sáng 23/3, đã có thêm 15 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC phòng COVID-19. Sau khi tiêm xong, các tình nguyện viên được ở lại trung tâm để theo dõi sức khỏe trong 24 giờ. Trung tâm đã bố trí khoảng 30 cán bộ y tế tham gia việc tiêm thử nghiệm và theo dõi sức khỏe của các tình nguyện viên".

Dự kiến, ngày 25/3, chương trình sẽ tiếp tục tiêm thử nghiệm vaccine này cho 15 tình nguyện viên tiếp theo.

Đến nay, các tình nguyện viên được tiêm đợt đầu tiên (vào ngày 15/3) đều có sức khoẻ ổn định, đã trở lại với công việc bình thường. Các tình nguyện viên này cũng đã được đến khám sức khoẻ lần 1 sau tiêm (vào ngày 22/3); được làm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đánh giá chức năng thận, chức năng gan... cùng các đánh giá khác. Dự kiến sau 3 tuần, nhóm người này sẽ trở lại Đại học Y Hà Nội để tiêm tiếp mũi 2 vaccine COVIVAC.

Trước đó, sáng 15/3, tại Đại học Y Hà Nội, 6 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng đã được tiêm những mũi vaccine COVIVAC phòng COVID-19 đầu tiên. Đây là những mũi tiêm đầu tiên trong chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine COVIVAC phòng COVID-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) nghiên cứu, sản xuất.

Theo kế hoạch, trong quá trình tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine COVIVAC, 120 tình nguyện viên sẽ được chia thành 5 nhóm để tiêm, với các mức khác nhau: 3 nhóm tiêm vaccine không có tá chất với 3 mức liều (1mcg, 3mcg và 10mcg kháng nguyên S); 1 nhóm tiêm mức liều 1mcg kháng nguyên S có bổ sung tá chất và 1 nhóm gồm 20 người tiêm giả dược (nước muối vô trùng) để so sánh với những nhóm vaccine trên.

Theo Báo Tin Tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Return to top