ClockThứ Hai, 03/12/2018 14:17

Chính phủ Pháp thảo luận với phe đối lập để gỡ khủng hoảng “Áo vàng”

Khủng hoảng “Áo vàng” khiến nước Pháp chao đảo, với các vụ bạo động nổ ra trên cả nước, làm hàng trăm người bị thương.

Biểu tình ngày Quốc tế Lao động tại Pháp hỗn loạn vì bạo lựcPháp “điêu đứng” vì thiếu nhiên liệu do biểu tình

Chính phủ Pháp sẽ thảo luận với các đảng đối lập nhằm tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng liên quan đến phong trào “Áo vàng”.

Biểu tình biến thành bạo loạn ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/Getty

Trong ngày 2/12, ngay sau khi trở về nước sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Argentina, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trực tiếp đến thị sát tình hình tại khu vực quanh Khải hoàn môn và các khu phố lân cận, nơi là tâm điểm của cuộc đụng độ bạo lực cũng như đập phá, cướp bóc của đám đông biểu tình trong ngày 1/12. 

Tiếp sau đó, ông Macron đã triệu tập cuộc họp khẩn với các Bộ trưởng có liên quan nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Kết thúc cuộc họp, ông Macron đã yêu cầu Thủ tướng Pháp Édouard Philippe tổ chức ngay lập tức các cuộc gặp từ sáng thứ Hai (3/12), với lãnh đạo của các đảng đối lập có ghế trong Quốc hội Pháp cũng như các nhóm đại diện cho phong trào “Áo vàng”.

Tuy nhiên, Tổng thống Pháp từ chối phát biểu trước dân chúng Pháp vào thời điểm hiện tại, đồng thời cũng không đề cập đến khả năng tái lập tình trạng khẩn cấp như cách đây 3 năm, khi diễn ra các vụ khủng bố đẫm máu tại thủ đô Paris.

Trong lúc này, sức ép chính trị đang gia tăng mạnh mẽ với ông Macron. Một số đối thủ chính trị như ông Jean-Luc Mélenchon của đảng “Nước Pháp bất khuất” hay Marine Le Pen của đảng cực hữu “Tập hợp quốc gia” trong ngày 2/12 đã kêu gọi giải tán Quốc hội Pháp. 

Cùng lúc, đảng “Những người Cộng hòa” lại đề xuất tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về các chính sách xã hội, đồng thời cảnh báo sẽ xúc tiến việc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của Thủ tướng Édouard Philippe nếu không có các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn bạo lực.

Cũng trong chiều tối ngày 2/12, Bộ Nội vụ Pháp đã đưa ra các con số thống kê mới nhất về các vụ bạo động trên toàn nước Pháp trong ngày 1/12. Theo đó, tổng cộng đã có 136 ngàn người biểu tình xuống đường trên khắp nước Pháp trong ngày thứ Bảy. 

Riêng tại thủ đô Paris, các vụ đụng độ đã khiến 133 người bị thương, trong đó có 23 người thuộc lực lượng an ninh. 

Những kẻ quá khích đã gây ra 249 đám cháy, trong đó đốt cháy 112 phương tiện giao thông gồm ô tô, mô tô… và 6 tòa nhà. Cảnh sát Paris cũng đã bắt giữ 412 người và hiện tạm giam 378 người. Bộ Tư pháp Pháp cho biết, 2/3 số người này sẽ bị truy tố trước pháp luật.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh

Pháp đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức để đảm bảo Thế vận hội Paris 2024 sắp tới không có mối đe dọa từ các bệnh do muỗi truyền, trong bối cảnh muỗi vằn mang virus làm lây lan các bệnh truyền nhiễm đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn ở châu Âu.

Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top