ClockThứ Bảy, 04/04/2020 13:30

Chỉnh trang đầm Lập An

TTH - Năm 2019, Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp (BQL KKT-CN) tỉnh công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Lăng Cô - Cảnh Dương (Phú Lộc) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Buộc tháo dỡ cầu đi bộ trái phép trên đầm lập AnNhà hàng Bé Thân đã tháo dỡ cầu đi bộ trái phép trên đầm Lập AnDừng chân bên đầm Lập An

Đầm Lập An là một trong những địa thế độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước vui chơi, thưởng thức ẩm thực

Theo quy hoạch, Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương sẽ tập trung phát triển 8 phân khu du lịch chính. Trong đó, phân khu du lịch đầm Lập An có diện tích khoảng 70ha là trung tâm dịch vụ du lịch của Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương, ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, ẩm thực trên cơ sở khai thác lợi thế mặt nước của đầm Lập An.

Tạo điểm nhấn

Từng bước triển khai quy hoạch, năm 2019, BQL KKT-CN tỉnh bắt đầu thi công chỉnh trang toàn bộ tuyến Đông đầm Lập An, gồm mở rộng đường và đầu tư các điểm đi bộ, chụp ảnh... với tổng kinh phí trên 160 tỷ đồng.

 Ông Dương Đăng Trung, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô cho biết, để tạo điều kiện cho chủ đầu tư, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ dự án chỉnh trang, mở rộng đường Đông đầm Lập An (Nguyễn Văn), địa phương đang nỗ lực tập trung phối hợp giải quyết các vướng mắc, hoàn thành giải phóng bàn giao mặt bằng. Khu vực nào giải phóng mặt bằng xong, địa phương nhanh chóng bàn giao cho đơn vị thi công, nhằm sớm đưa công trình vào sử dụng vào cuối năm 2020 như kế hoạch. Lúc đó, quanh khu vực này sẽ là một điểm nhấn để phát triển du lịch, nhiều nhà nhà hàng, dịch vụ ăn theo sẽ có thêm cơ hội làm ăn.

 Đầm Lập An là vùng “đắc địa” của thị trấn Lăng Cô để phát triển du lịch dịch vụ cũng như nuôi trồng các loài thủy sản chất lượng. Nhưng lâu nay, thế mạnh này vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa được khai thác. Ngoài tuyến Tây đầm đã hoàn thiện kết nối, tuyến Đông đầm được đầu tư chỉnh trang, mở rộng, tạo điều kiện cho nhiều gia đình sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản ở Lăng Cô có cơ hội phát triển, ổn định thu nhập.

Sắp xếp để kích cầu du lịch dịch vụ

 Kết hợp thực hiện các chương trình trọng điểm của thị trấn trong năm 2020 như chương trình phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại; chương trình hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn, Lăng Cô tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện chương trình nâng cao chất lượng các sản phẩm có thế mạnh của địa phương gắn với chất lượng, sản phẩm đặc sản của địa phương.

 Trong đó, sắp tới, địa phương sẽ chuyển đổi sắp xếp các mô hình nuôi cá lồng, mô hình hàu sạch, hàu sữa... trên đầm. Tại các khu vực đang được người dân thả nuôi tự phát các loại cá, các loại nhuyễn thể gây ô nhiễm, nhếch nhác, mất cảnh quan sẽ được sắp xếp lại phù hợp và nuôi theo quy chuẩn.

 Khi tuyến phố đi bộ tuyệt đẹp hình thành ngay sát đầm Lập An sẽ là điểm đến thu hút du khách.  đến vui chơi, thưởng thức ẩm thực thủy hải sản tươi, ngon và trải nghiệm những “view” đẹp để “check-in” trên đầm.

Năm 2019, địa phương đón 195 nghìn lượt khách du lịch, trong đó 78 nghìn lượt khách quốc tế, vượt gần 30% so với kế hoạch. Theo khẳng định của lãnh đạo địa phương, thời gian tới, khi các tuyến Đông, Tây đầm Lập An được chỉnh trang và triển khai đề án sắp xếp lại nuôi trồng thủy sản trên đầm sẽ làm thay đổi bộ mặt, tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của thị trấn Lăng Cô.

Qua đó sẽ tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với Lăng Cô để vừa thưởng thức cảnh đẹp và sản vật thiên nhiên ban tặng cho đầm Lập An, đồng thời khám phá vịnh biển đẹp thế giới, di tích lịch sử Hải Vân Quan và các khu du lịch suối, thác đẹp, thơ mộng trên địa bàn Lăng Cô.

Đầm Lập An hay người dân thường quen gọi là đầm An Cư có diện tích khoảng 1.650ha, được chia làm hai tuyến chính: Đông đầm và Tây đầm. Tuyến Đông đầm có tên đường Nguyễn Văn, dài 3km, gồm 3 tổ dân phố: Loan Lý, An Cư Đông 1, An Cư Tân. Tuyến Tây đầm có tên đường Trịnh Tố Tâm, dài 10,8km (từ chân đèo Phú Gia đến ga Lăng Cô), gồm 4 tổ dân phố: Lập An, An Cư Tây, Hói Dừa, Hải Vân.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được phê duyệt và công bố rộng rãi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là tiền đề, điều kiện hàng đầu để tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả.

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top