ClockThứ Ba, 22/05/2018 08:37

Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2018

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Bỏ tăng lương cho giáo viên: Ngành giáo dục có mất nhân tài?Tăng lương là điều quan trọng trong chính sách phát triển của Hàn QuốcThủ tướng Nhật Bản kêu gọi các công ty tăng lươngChính phủ tính nguồn để 2018 tăng lương cơ sở lên 1,39 triệu/thángTăng lương cho giáo viên: Tránh nói ra rồi không làm được

Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Theo Nghị định, từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng, thay cho mức cũ là 1.300.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ sở này dùng để làm căn cứ cho việc tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 72/2018/NĐ-CP; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Người hưởng lương, phụ cấp trên gồm:

1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4 /2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Kinh phí thực hiện

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2017 chuyển sang (nếu có) để bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2018.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao; sử dụng nguồn 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) thực hiện so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao; sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

Bên cạnh đó sử dụng nguồn còn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng, từ các nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2017; kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập; một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện các quy định trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động so với mức hiện hành. Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, cũng cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp thực tế.

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1 7 2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn
Món quà ý nghĩa từ... rác

Những chai dầu ăn, nước mắm, gói hạt nêm, hay cây xanh... được đổi từ những túi rác tái chế. Đó không những là món quà mọi người nhận từ các cơ sở hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) mà cũng là cách để bất cứ ai cũng có thể sẻ chia, góp phần chung tay giúp đỡ trẻ em, phụ nữ nghèo và góp phần bảo vệ môi trường. Bởi nguồn thu từ những bì rác tái chế đó được hội LHPN các cấp sử dụng trong việc nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi, giúp đỡ phụ nữ nghèo...

Món quà ý nghĩa từ  rác
Chuyển sang lương mới, thu nhập của cán bộ, công chức sẽ không bị thấp hơn

“Một trong những nội dung về cải cách tiền lương sẽ được xin ý kiến Bộ Chính trị là việc bảo lưu tiền lương, đảm bảo thu nhập của cán bộ, công chức khi chuyển sang lương mới không thấp hơn lương cũ”, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin tại họp báo Chính phủ diễn ra chiều 4/5.

Chuyển sang lương mới, thu nhập của cán bộ, công chức sẽ không bị thấp hơn
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Return to top